Chủ nhật, 19/05/2024 - 05:43:38

Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 8 năm 2019

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 8 năm 2019.
 
1. Cho vay ngang hàng: cơ chế vận hành và mô hình kinh doanh/ Hà Văn Dương// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 8/2019 .- Tr. 12 – 19
Tóm tắt: Cho vay ngang hàng đã phát triển nhanh tại nhiều quốc gia, góp phần mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ tài chính. Tại Việt Nam, những năm gần đây có sự tham gia của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) vào cung ứng dịch vụ tài chính, tạo ra nhiều mô hình kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mới trong đó bao gồm hoạt động cho vay ngang hàng. Qua phân tích, tổng hợp cùng với hướng tiếp cận lý luận và thực tiễn về cơ chế vận hành và mô hình kinh doanh của hoạt động cho vay ngang hàng, nghiên cứu cho thấy việc hình thành và phát triển cho vay ngang hàng bằng các giải pháp cụ thể, có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển thị trường cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
Từ khóa: Cho vay ngang hàng; Peer to peer; P2P lending
 
2. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động ngân hàng/ Lê Thị Anh Quyên// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 8/2019 .- Tr. 20 – 24
Tóm tắt: Với sự trỗi dậy của các nền công nghệ mới bao gồm blockchain, khoa học dữ liệu, điện toán đám mây, sinh trắc học... thì trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những chủ đề được thảo luận rộng rãi nhất hiện nay. Từ các trợ lý ảo như Siri và Alexa, đến các Chatbots được tạo ra bởi Facebook và Drift, trí tuệ nhân tạo đang ngày càng tác động đáng kể đến cuộc sống của người tiêu dùng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có ngành ngân hàng. Trí tuệ nhân tạo được dự kiến ​​sẽ thay đổi vĩnh viễn ngành công nghiệp theo những cách sâu sắc trong thời gian tới. Trong bài viết này, tác giả giới hạn nội dung nghiên cứu về ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong hoạt động ngân hàng.
Từ khóa: Hoạt động ngân hàng; Trí tuệ nhân tạo; Công nghệ mới
 
3. Giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn/ Nguyễn Thị Phúc Hậu// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 8/2019 .- Tr. 25 – 29
Tóm tắt: Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng hơn 7,7% ở Mỹ và 10% ở khu vực đồng tiền chung châu Âu vào năm 2016. Tại Thụy Điển, tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế. Ngày càng nhiều Chính phủ kêu gọi chuyển đổi các giao dịch bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt từng bước được người dân lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt thông thường. Song vẫn còn bất cập và hạn chế, khiến việc phổ cập và thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân gặp khó khăn, nhất là đối với những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Bài viết đề cập đến các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn.
Từ khóa: Thanh toán không dùng tiền mặt; Phương thức thanh toán; Khu vực nông thôn
 
4. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam/ Nguyễn Thị Thái Hưng, Nguyễn Quỳnh Thơ// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 8/2019 .- Tr. 30 – 35
Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được xem là nguồn vốn bổ sung quan trọng đối với các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển. Dự án FDI tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, xúc tiến chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo hiệu ứng tràn đối với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, một số học thuyết về bình đẳng cho rằng mặc dù FDI mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước chủ nhà, điều đó không có nghĩa tất cả mọi người trong quốc gia đó đều được hưởng lợi giống nhau. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa FDI và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam bằng việc sử dụng dữ liệu bảng của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam thông qua mô hình tác động cố định. Kết quả thực nghiệm cho thấy dòng vốn FDI có tác động đến bất bình đẳng thu nhập theo hình U-ngược. Phát hiện này là thống nhất với một số nghiên cứu tiên phong của Figini & Gorg (2011) và Kyriacou & Roca-Sagales (2012) tại một số quốc gia khác.
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế; FDI; Bất bình đẳng thu nhập
 
5. Những xu thế công nghệ ngân hàng bán lẻ trong năm 2019/ Nguyễn Anh Tuấn// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 8/2019 .- Tr. 36 – 39
Tóm tắt: Công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngành ngân hàng, đặc biệt là với mảng ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh phong cách sống lan tỏa rất nhanh giữa các nước. Tuy mức độ phát triển công nghệ của Việt Nam còn có một khoảng cách so với thế giới nhưng xu thế công nghệ mới cũng ảnh hưởng tới các ngân hàng Việt Nam không khác là bao. Một số xu thế đã xuất hiện từ vài năm gần đây nhưng sẽ nổi lên mạnh mẽ và rõ nét hơn trong thời gian tới. Dưới đây là một số xu thế nổi bật trong năm 2019 mà các ngân hàng Việt Nam cần quan tâm xem xét.
Từ khóa: Ngân hàng bán lẻ; Công nghệ mới; Ngân hàng Việt Nam
 
 
Trung tâm Thông tin Thư viện
 
Truy cập: 2711 lượt
Chia sẻ :

© 2013 Đại học Dân Lập Hải Phòng. Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thông tin Thư viện.