Thứ bảy, 18/05/2024 - 20:36:58

Thư mục Tạp chí Quản lý Giáo dục số 4 năm 2019

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Quản lý Giáo dục số 4 năm 2019.
 
1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tin học bậc Trung học cơ sở/ Lê Thị Quỳnh Thương, Nguyễn Thị Ngọc Thành// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 1 – 6
Tóm tắt: Bài viết trình bày thực trạng nhận thức của giáo viên Tin học bậc Trung học cơ sở về việc vận dụng quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay và đề xuất một số phương pháp dạy học hiệu quả với mục đích nhằm phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học, tạo cho các em nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh.
Từ khóa: Phát triển năng lực; Môn Tin học
 
2. Ảnh hưởng cách mạng công nghiệp 4.0 đến đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Ngọc Quỳnh// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 7 – 12
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội mới và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người lao động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những luận bàn và mạnh dạn đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực này đáp ứng những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Đào tạo nguồn nhân lực; Phòng cháy chữa cháy; Cứu nạn cứu hộ
 
3. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá sinh viên theo hướng phát triển năng lực sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hiện nay/ Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Thị Na// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 13 – 19
Tóm tắt: Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng, vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy, vừa giữ vai trò “bánh lái’ điều chỉnh quá trình dạy học. Đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học được xem là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, thu hẹp khoảng cách giữa đào đạo nhân lực và yêu cầu của thị trường lao động. Trong bài viết này, tác giả phân tích tầm quan trọng của đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực sư phạm; chỉ ra thực trạng kiểm tra, đánh giá tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An; từ đó đề xuất một số hình thức và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Từ khóa: Kiểm tra; Đánh giá; Năng lực sư phạm
 
4. Trao đổi về phương pháp tình huống trong dạy học các môn Luật tại các cơ sở giáo dục đại học/ Ngô Văn Vịnh// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 20 – 24
Tóm tắt: Phương pháp tình huống được áp dụng rất phổ biến trong giảng dạy các môn Luật tại các cơ sở giáo dục đại học và đã phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, việc áp dụng phương pháp tình huống trong dạy học các môn Luật cũng có những hạn chế nhất định đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu, tìm hiểu để vận dụng có hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy.
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy; Tình huống; Phương pháp tình huống
 
5. Nâng cao năng lực tự học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin theo tín chỉ cho sinh viên trường đại học và cao đẳng hiện nay/ Đỗ Thu Hường, Nguyễn Thị Hòa// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 25 – 31
Tóm tắt: Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng là một trong những yêu cầu của đổi mới giáo dục ở nước ta theo hướng hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Do đó, vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết đối với việc đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng là phải thay đổi cách dạy cho sinh viên và cách học mà trọng tâm là dạy cách tự học nhằm phát huy nội lực của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bài viết trình bày một số vấn đề về phát triển năng lực và hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên khi học tập học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Leenin
Từ khóa: Năng lực tự học; Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Sinh viên
 
6. Giáo dục lòng nhân ái cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua hoạt động từ thiện/ Phạm Thúy Quỳnh Nga, Lê Thu Huyền// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 32 – 39
Tóm tắt: Bài viết phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái, chỉ ra vai trò của hoạt động từ thiện đối với giáo dục lòng nhân ái, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải phát huy tối đa vai trò của hoạt động từ thiện đối với giáo dục lòng nhân ái cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Từ khóa: Giáo dục lòng nhân ái; Hoạt động từ thiện; Lòng nhân ái
 
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non/ Đặng Minh Cường// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 40 – 43
Tóm tắt: Bài viết về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non, trong đó nhấn mạnh đến một số chủ yếu: Trình độ nhận thức và năng lực của các cấp quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non; phẩm chất, trình độ và năng lực của bản thân hiệu trưởng trường mầm non; môi trường giáo dục; sự phát triển kinh tế-xã hội; sự phát triển dân số; sự phát triển của KHCN; cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước; yêu cầu của xã hội đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Từ khóa: Phát triển đội ngũ; Hiệu trưởng; Trường mầm non
 
8. Các yếu tố tác động tới hoạt động quản lý bồi dưỡng công chức ngành tài chính theo tiếp cận năng lực/ Đặng Thị Phương// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 44 – 49
Tóm tắt: Quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức ngành tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức tài chính từ lập kế hoạch để xác định mục tiêu, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá đều được cụ thể hóa tác động đến hoạt động của người dạy và người học, qua đó hình thành các năng lực cần thiết của công chức tài chính nâng cao khả năng làm việc thực tế của công chức tài chính ở các công sở hiện nay. Muốc vậy, các nhà quản lý phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức tài chính. Bài viết phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động quản lý bồi dưỡng công chức ngành tài chính theo tiếp cận năng lực.
Từ khóa: Quản lý hoạt động bồi dưỡng; Công chức tài chính; Yếu tố tác động
 
9. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp/ Trần Văn Dũng// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 50 – 56
Tóm tắt: Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học. Đó cũng là cấp học tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống với các cấp khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Bài viết nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp; từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục trung học cơ sở và góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
Từ khóa: Giáo viên trung học cơ sở; Chuẩn nghề nghiệp; Đào tạo bồi dưỡng
 
10. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh/ Lê Văn Thăng, Tố Văn Tạo// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 57 – 64
Tóm tắt: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm trang bị, rèn luyện kỹ năng tư duy, cách ứng xử trong đời sống, kỹ năng xử lý tình huống đẻ trẻ có thể tự phát triển về nhận thức cũng như nhân cách của bản thân. Sự hình thành các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chủ yếu là do công tác quản lý, tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục và quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân học sinh. Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Thủ Đức đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống xuất phát từ nhu cầu thực tế trên địa bàn, với mong muốn tìm ra những giải pháp phù hợp góp phần thúc đẩy tiến trình và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Giáo dục; Quản lý; Kỹ năng sống
 
11. Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học và Công nghệ tiểu học theo định hướng STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới/ Phạm Ngọc Đức, Phạm Thúy Hà// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 65 – 69
Tóm tắt: Môn Tin học và Công nghệ tiểu học là môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với mục đích phát triển năng lực Tin học và Công nghệ giúp cho học sinh thích ứng và hòa nhập với xã hội hiện đại, sử dụng những thành tựu của khoa học tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ giải quyết các vấn đề thực tiễn và được tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Chưa có nhiều nghiên cứu về việc tổ chức dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn học theo định hướng đổi mới trong khi chương chình hiện hành còn nhiều bất cập đặc biệt ở năng lực đội ngũ giáo viên. Tăng cường thay đổi nhận thức về cách tiếp cận môn học, đổi mới phương pháp dạy học tích hợp liên môn, dạy học giải quyết vấn đề, chuẩn bị nội dung dạy học theo các chue đề STEM được coi là những biện pháp hữu ích mà cán bộ quản lý có thể vận dụng cho nhà trường của mình.
Từ khóa: Môn Tin học và Công nghệ tiểu học; Định hướng STEM; Tích hợp liên môn; Chương trình giáo dục phổ thông mới
 
12. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vị trí của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội/ Đinh Thị Huyền Trang// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 70 – 73
Tóm tắt: Trong lịch sử phát triển của xã hội, gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội. Từ khi ra đời, chủ nghĩa Mác Lênin đã góp phần quan trọng vào sự phát triển lý luận về gia đình. Các ông đã có những nghiên cứu về gia đình và kết luận gia đình vừa là một nhân chứng của lịch sử khi mang trong mình nó những dấu ấn của quá khứ, vừa là một mắt xích nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai thông qua những hoạt động nối tiếp nhau không ngừng của các thế hệ trong gia đình.
Từ khóa: Chủ nghĩa Mác Lênin; Gia đình; Vị trí của gia đình
 
13. Văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học/ Nguyễn Trung Thành// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 74 – 81
Tóm tắt: Theo xu thế hiện nay, đảm bảo chất lượng là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại, phát triển của một cơ sở giáo dục, nhất là trường đại học. Đảm bảo chất lượng giáo dục trong các trường đại học muốn được bền vững cần phải xây dựng văn hóa chất lượng. Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội vừa là trọng trách, vừa là văn hóa của trường đại học. Việc nghiên cứu về cách tiếp cận, các bước xây dựng và phát triển cũng như mô hình văn hóa chất lượng trong giáo dục dưới đây sẽ phần nào giúp các trường đại học có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này
Từ khóa: Văn hóa chất lượng; Cách tiếp cận; Xây dựng và phát triển; Mô hình giáo dục đại học
 
14. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh ngành đại học Tâm lý học ở Trường Đại học Hồng Đức/ Dương Thị Thoan// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 82 – 86
Tóm tắt: Công tác tuyên truyền tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, yếu tố góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi khoa đào tạo và nhà trường. Hoạt động này phát huy sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường và sự đồng hành của sinh viên về giới thiệu, quảng bá rộng rãi trong xã hội về hình ảnh, thương hiệu của khoa và nhà trường kết hợp phổ biến tư vấn về quy chế, phương thức tuyển sinh của nhà trường đến học sinh các trường THPT. Trên cơ sở thực tế tuyên truyền về công tác tuyển sinh ngành Tâm lý học, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng Tuyển sinh; Ngành Tâm lý học.
Từ khóa: Tuyển sinh; Ngành Tâm lý học; Tuyên truyền tuyển sinh
 
15. Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên của Đại học Quốc gia Lào trong bối cảnh đổi mới giáo dục/ Somphone Phankham// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 87 – 93
Tóm tắt: Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên của Đại học Quốc gia Lào đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên đối chiếu với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học thì vẫn còn nhiều bất cập như: chất lượng giảng viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng thực hiện chưa hiệu quả, nội dung chương trình bồi dưỡng chưa được đổi mới… Chính vì vậy bài báo này đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ khóa: Bồi dưỡng; Nghiệp vụ sư phạm; giảng viên; Đại học Quốc gia Lào
 
16. Tác động của tư vấn nghề nghiệp thông qua kết quả điều tra cựu sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh/ Đặng Thị Hải Thanh, Lê Thị Uran// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 94 – 98
Tóm tắt: Tư vấn nghề nghiệp là khía cạnh đem lại hiệu quả và quan trọng giúp cuộc sống của sinh viên sau này. Nó có thể làm phát triển hoặc hạn chế sự nghiệp của họ. Tư vấn nghề nghiệp đại diện cho một biến quan trọng để hiểu rõ hơn các cơ chế can thiệp nghề nghiệp. Nghiên cứu hiện tại tập trung vào việc tìm kiếm các tác động của tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên về phát triển nghề nghiệp thông qua kết quả điều tra cựu sinh viên Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Từ khóa: Tư vấn nghề nghiệp; Hướng dẫn; Tư vấn
 
17. Xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy tham mưu ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới/ Phạm Quốc Tuấn// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 99 – 103
Tóm tắt: Đội ngũ cán bộ chỉ huy tham mưu ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ Quân đội ta. Bài báo này đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy tham mưu là hoạt động bao gồm tổng thể các biện pháp, cách thức về công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có số lượng phù hợp, cơ cấu hợp lý, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về cán bộ của Đảng, của mỗi tổ chức, trong các lĩnh vực, ở từng giai đoạn của cách mạng
Từ khóa: Xây dựng; Cán bộ chỉ huy tham mưu; Trường Sĩ quan Lục quân
 
18. Đổi mới chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non nhìn từ thực tiễn công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên/ Trần Thị Minh Huế// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 104 – 109
Tóm tắt: Kiểm định chương trình đào tạo là giải pháp hiệu quả để đổi mới, phát triển chương trình một cách hệ thống theo một chuẩn mực xác định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Bài viết này tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm tồn tại của chương trình đào tạo trong việc đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định, yêu cầu của các bên liên quan và giải pháp thực tiễn mà tác giả đã thực hiện để cải tiến chất lượng chương trình đào tạo theo tiếp cận bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện rà soát, cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non nói riêng.
Từ khóa: Kiểm định chất lượng giáo dục; Phát triển chương trình đào tạo; Giáo dục mầm non
 
19. Thực trạng quản lý hoạt động của bộ môn tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa/ Hồ Thị Dung, Lê Thị Hải Yến// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 110 – 116
Tóm tắt: Quản lý hoạt động của bộ môn ở trường cao đẳng là những tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng tới hoạt động của bộ môn nhằm điều khiển hoạt động, thực hiện tốt nhiệm vụ của bộ môn theo điều lệ trường cao đẳng. Do vậy, bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý một số nội dung hoạt động của bộ môn ở Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa làm cơ sở đề xuất biện pháp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của bộ môn nói riêng, chất lượng giáo dục và đào tạo ở Trường Cao đẳng Y tế nói chung hiện nay.
Từ khóa: Quản lý; Hoạt động của bộ môn; Quản lý hoạt động của bộ môn
 
20. Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể/ Hồ Thị Lệ// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 117 – 121
Tóm tắt: Nhà quản lý và giáo viên cần có những năng lực và kỹ năng gì để góp phần hiện thực hóa những mục tiêu của công cuộc đổi mới này? Những năng lực thiết yếu của nhà quản lý và giáo viên trường trung học cơ sở cần có đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là: năng lực phát triển chương trình nhà trường, năng lực đánh giá (đặc biệt là đánh giá sự tiến bộ của học sinh) trong quá trình giáo dục và dạy học… Trong bài này tác giả nêu một số suy nghĩ về việc bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý, giáo viên một số năng lực đó.
Từ khóa: Năng lực; Phát triển chương trình; Đánh giá trong giáo dục và dạy học
 
21. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên thông qua tiếp cận lý thuyết hiện đại/ Nguyễn Quốc Khánh// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 122 – 126
Tóm tắt: Giáo dục giá trị sống được phổ biến ngày càng rộng rãi tại các trường đại học, cao dảng với các chương trình và cách tiếp cận khác nhau. Bài viết phân tích cách tiếp cận lý thuyết hiện đại trong giáo dục như lý thuyết giáo dục tích hợp, lý thuyết trí tuệ đa nhân tố; lý thuyết dạy học khám phá. Từ đó chỉ ra cách thức áp dụng lý thuyết đó vào giáo dục giá trị sống  cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên một cách hiệu quả.
Từ khóa: Giá trị; Giáo dục giá trị sống
 
22. Hiệu quả của vận dụng phương tiện truyền thông E-Learning/ Phạm Thị Hồng// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 127 – 130
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định liệu có sự khác biệt giữa các bài kiểm tra có ý nghĩa là thành tích giữa các sinh viên theo phương pháp học tập bằng cách sử dụng khái niệm E-Learning truyền thông so với các sinh viên tuân theo các quy tắc hỗ trợ học tập của PowerPoint. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong các bài kiểm tra thành tích trung bình mà sinh viên theo phương pháp học tập sử dụng truyền thông khái niệm học tập điện tử với sinh viên theo dõi hỗ trợ học tập PowerPoint. Việc sử dụng E-Learning đã được chứng minh để tăng thành tích học tập của sinh viên.
Từ khóa: Học tập điện tử; Truyền thông; Học thuật
 
23. Giáo dục về di sản văn hóa với phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay/ Dương Thị Thúy Hằng// Tạp chí Quản lý Giáo dục .- Số 4/2019 .- Tr. 131 – 136
Tóm tắt: Di sản văn hóa là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc. Đó là những giá trị có sức sống trường tồn, bao gồm các sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Việt Nam. Do vậy, di sản văn hóa được coi là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc và cũng là nguồn tài nguyên du lịch vô giá để phát triển du lịch bền vững ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng.
Từ khóa: Du lịch Hà Nội; Di sản văn hóa; Phát triển du lịch
 
 
Trung tâm Thông tin Thư viện
 
Truy cập: 2741 lượt
Chia sẻ :

© 2013 Đại học Dân Lập Hải Phòng. Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thông tin Thư viện.