TIN TỨC HPU

  Thứ ba, 09/01/2018 - 08:20:51

Thư mục Tạp chí Ngân hàng số 11 năm 2017

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Ngân hàng số 11 năm 2017.
 
1. Vai trò của tỷ giá đối với cán cân thương mại tại Việt Nam/ Hoàng Lan Hương// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 2 – 9
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ suất lợi nhuận đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thông qua việc kiểm định hai giả thuyết Fisher và Fama. Kết quả nghiên cứu cho thấy không tồn tại giả thuyết Fisher và giả thuyết Fama chỉ tồn tại một phần tại TTCK Việt Nam. Điều này cho thấy khi đầu tư trên TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư không được bù đắp cho việc gánh chịu lạm phát, nói cách khác, TTNK không phải là một kênh đầu tư chống lại lạm phát.
Từ khóa: Lạm phát; Tỷ giá; Thị trường chứng khoán
 
2. Thị trường ngoại hối Việt Nam sau hơn 1 năm thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm/ Đinh Xuân Cường, Nguyễn Thị Nhung// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 10 – 13
Tóm tắt: Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHMM về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND và USD, tỷ giá tính chéo của VND và các ngoại tệ khác. Cơ chế tỷ giá trung tâm được chính thức thực hiện kể từ ngày 04/01/2016. Bài viết phân tích, đánh giá hiệu quả của cơ chế tỷ giá trung tâm sau hơn 1 năm được triển khai tại Việt Nam, từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.
Từ khóa: Tỷ giá trung tâm; Tỷ giá; Thị trường ngoại hối
 
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và giải pháp nghèo bền vững vươn lên làm giàu tại vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long/ Lê Thanh Ngọc// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 14 – 18
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu các vấn đề: Cơ sở lý luận về nghèo đói và giảm nghèo bền vững; Thực trạng nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Các giải pháp cắt giảm nghèo đói bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa: Nghèo đói; Nghèo bền vững; Đồng bằng sông Cửu Long
 
4. Ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo để ước lượng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam/ Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Kim Nam// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 19 – 24
Tóm tắt: Nghiên cứu này mô tả một hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng sử dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo (ANNS) có giám sát dựa trên các thuật toán học truyền lại. Nghiên cứu với mục đích đào tạo và thực hiện quyết định chấp thuận hoặc từ chối đơn xin cấp tín dụng. Các mạng thần kinh được đào tạo dựa trên bộ dữ liệu từ 1.200 hồ sơ tại các ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Đông Á, MBbank. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình ANNS hỗ trợ đáng kể trong việc ra quyết định cấp tín dụng nhanh chóng trong xử lý các yêu cầu cấp tín dụng. Ngoài ra, ứng dụng của mô hình trong việc đánh giá rủi ro tín dụng cho thấy đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng; Mô hình mạng thần kinh nhân tạo; Cấp tín dụng
 
5. Đấu giá tài sản để thu hồi nợ theo quy định mới/ Bùi Đức Giang// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 25 – 27
Tóm tắt: Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2016 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2017 (LĐGTS) đã thiết lập một hành lang pháp lý mới về đấu giá tài sản. Văn bản này có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các tổ chức tín dụng (TCTD) bởi vì đấu giá tài sản là phương thức bán tài sản phổ biến nhất để xử lý tài sản bảo đảm và tài sản thi hành án.
Từ khóa: Luật đấu giá tài sản; Đấu giá tài sản; Tổ chức tín dụng
 
6. Thuận lợi và thách thức trong phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam/ Nguyễn Thu Thủy// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 28 – 33
Tóm tắt: Thị trường chứng khoán phái sinh chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) cơ sở. Sau 16 năm hoạt động, với hai sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) như hiện tại và các công cụ đầu tư cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… TTCK Việt Nam đã đến lúc cần phát triển lên một tầm cao hơn với các công cụ đa dạng hơn như các sản phẩm phái sinh. Với dữ liệu phân tích tổng hợp, bài viết đã chỉ ra những thuận lợi và thách thức trong phát triển TTCK phái sinh Việt Nam, đề xuất một số gợi ý về chính sách nhằm phát triển TTCK phái sinh Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Thị trường chứng khoán phái sinh; Thị trường chứng khoán
 
7. Bàn về niêm yết của các cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam/ Nguyễn Thanh Hà, Bùi Huy Tùng// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 34 – 37
Tóm tắt: Theo số liệu từ Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến 30/4/2017 đã có 1.230 mã chứng khoán đang được niêm yết tại HOSE và 382 mã chứng khoán đang được niêm yết tại HNX. Việc niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán đem lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và cổ đông, nhưng bên cạnh đó cũng dễ ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp. Do đó, việc có niêm yết cổ phiếu tại các sàn giao dịch hay không là một vấn đề được các doanh nghiệp tính toán, cân nhắc. Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao các NHTM cổ phần dù có tiến hành đăng ký lưu kí chứng khoán tại Trung tâm lưu kí chứng khoán và đăng ký giao dịch trên Upcom nhưng lại e ngại niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức? Có giải pháp gì cho vấn đề này? Bài viết sẽ phân tích thực trạng, nguyên nhân của vấn đề trên.
Từ khóa: Niêm yết cổ phiếu; Sàn chứng khoán; Thị trường chứng khoán
 
8. Tăng cường tài chính toàn diện đối với phụ nữ góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn/ Xuân Mai, Đặng Thị Hiền// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 38 – 40
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu đôi nét về vai trò và những khó khăn của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay; Chính sách của Nhà nước và tình hình cung cấp một số dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; Một số đề xuất, khuyến nghị chính sách.
Từ khóa: Nông nghiệp; Nông thôn; Phụ nữ; Tín dụng
 
9. Kinh nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam/ Vũ Quang Huy// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 46 – 52
Tóm tắt: Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững, các ngân hàng phải có năng lực quản lý rủi ro, nếu không sẽ khó có thể tồn tại kinh doanh trên thị trường. Đặc biệt, đối với rủi ro thanh khoản (RRTK), là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không kiểm soát tốt tình trang thanh khoản, là một trong những rủi ro đặc biệt nguy hiểm có thể gây nên hàng loạt những tác hại nghiêm trọng cho hoạt động ngân hàng như giảm năng lực tài chính, giảm uy tín ngân hàng, gây những tác động dây chuyền đến cho hoạt động khác do ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và thậm chí có thể dẫn đến phá sản ngân hàng mặc dù tiềm năng của ngân hàng vẫn là rất lớn. Để công tác quản lý RRTK của hệ thống NHTM Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành, đặc biệt trong điều kiện hệ thống NHTM Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, khả năng phải đối mặt với những rủi ro trong đó có RRTK ngày càng cao hơn thì việc nghiên cứu các kinh nghiệm về quản lý RRTK ở các NHTM trên thế giới, qua đó rút ra bài học để các NHTM Việt Nam nghiên cứu vận dụng một cách phù hợp tùy vào đặc điểm của mỗi ngân hàng hiện nay là cần thết.
Từ khóa: Rủi ro thanh khoản; Quản lý rủi ro; Ngân hàng
 
10. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tiền kỹ thuật số và thực tiễn tại Việt Nam/ Bùi Quang Tiên, Hồ Cảnh Liêm, Nguyễn Minh Đức// Tạp chí Ngân hàng .- Số 11/2017 .- Tr. 53 – 59
Tóm tắt: Với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, sự xuất hiện của các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, phương tiện thanh toán mới đã và đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, sự hình thành và phát triển của đồng tiền kỹ thuật số và kế hoạch phát hành đồng tiền này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả giới tài chính công nghệ và Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước trên thế giới, và Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó. Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về tiền kỹ thuật số, cũng như mô hình quản lý tiền kỹ thuật số của một số quốc gia trên thế giới.
Từ khóa: Tiền kỹ thuật số; Phương tiện thanh toán; Kinh nghiệm quản lý
 
 
Trung tâm Thông tin Thư viện
 
 
♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn