TIN TỨC HPU

  Thứ năm, 04/01/2018 - 09:06:17

Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 12 năm 2017

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 12 năm 2017.
 
1. Chính sách tín dụng ngân hàng cho phát triển các mô hình liên kết và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp/ Lê Đình Hạc// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 12/2017 .- Tr. 12 – 17
Tóm tắt: Trong thời gian qua, việc phát triển các mô hình liên kết và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trở thành vấn đề khá thời sự, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị của nông sản phẩm đang được xã hội quan tâm. Tại Nghị quyết số 14/NQ-CP năm 2014, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT), Bộ KH&CN triển khai chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay ngành Ngân hàng cũng đã triển khai mạnh mẽ các chương trình tín dụng ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc một số ngành, lĩnh vực đặc thù, như cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP và đang khẩn trương triển khai chỉ đạo thực hiện chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ. Bài viết nhìn lại việc triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại một số địa phương và những kết quả đạt được qua 3 năm triển khai chương trình cho vay thí điểm các mô hình liên kết nông nghiệp. Bài viết cũng nêu ra một số đề xuất, ý kiến để đẩy mạnh tín dụng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại Việt Nam.
Từ khóa: Tín dụng ngân hàng; Nông nghiệp công nghệ cao; Mô hình liên kết
 
2. Tín dụng ngân hàng gắn với chuyển đổi kinh tế hộ nông dân/ Phạm Văn Tiền// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 12/2017 .- Tr. 18 – 21
Tóm tắt: Từ vùng quê nghèo độc canh cây lúa, chăn nuôi, sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ truyền thống, những năm qua, vốn ngân hàng đầu tư cho vay hàng ngàn hộ nông dân đã giúp họ nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất hàng hóa góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, từ thực tế cho vay vốn ở huyện Thường Tín (Hà Nội), các yếu tố như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, các hộ làm kinh tế trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận, tiêu chí về kinh tế trang trại chưa phù hợp với tình hình thực tế... đã làm rào cản cho nông dân khi vay vốn ngân hàng, cũng như mở rộng thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Từ đó, bài viết đã đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn.
Từ khóa: Chuyển đổi kinh tế; Kinh tế trang trại; Tín dụng nông nghiệp
 
3. Bàn về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam hiện nay/ Hoàng Xuân Quế// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 12/2017 .- Tr. 22 – 26
Tóm tắt: Sau hơn 5 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng (TCTD) và hơn 10 năm thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, đến nay cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đã có những thay đổi tích cực. Nếu như trước, hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) phần nhiều là cạnh tranh bằng lãi suất, bằng việc hạ thấp hay bỏ qua một số tiêu chí trong hoạt động cho vay để giành giật khách hàng,… thì hiện nay cạnh tranh bằng chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ; của phong cách giao dịch, thương hiệu và uy tín của NHTM được đặt lên hàng đầu. Bài viết tìm hiểu cách thức cạnh tranh mới trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay trong bối cảnh công nghệ thông tin (CNTT) đang thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh doanh ngân hàng số. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị để các ngân hàng vừa cạnh tranh vừa hợp tác để cùng phát triển.
Từ khóa: Cạnh tranh; Hoạt động ngân hàng; Ngân hàng số
 
4. Ứng dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu/ Nguyễn Minh Sáng, Huỳnh Vũ Mai Trâm// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 12/2017 .- Tr. 27 – 31
Tóm tắt: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các dòng tiền nội tệ cũng như ngoại tệ xuất hiện liên tục theo các kỳ hạn khác nhau khiến các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu luôn đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá do trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại hối không cân bằng. Để hỗ trợ các công ty XNK phòng vệ cho rủi ro lãi suất cũng như rủi ro tỷ giá thì các ngân hàng thương mại thường cung cấp các sản phẩm tín dụng phái sinh và ngoại hối phái sinh giúp các công ty XNK cân bằng trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại hối. Bài viết phân tích khả năng ứng dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) cho các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ khóa: Hoán đổi tiền tệ chéo; Hoán đổi lãi suất; Hoán đổi lãi suất - tiền tệ chéo
 
5. Kinh nghiệm phát triển ngân hàng bền vững tại một số nền kinh tế đang phát triển/ Thiên Hương// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 12/2017 .- Tr. 32 – 36
Tóm tắt: Những thách thức của biến đổi khí hậu đòi hỏi một sự thay đổi về chất trong cách thức khu vực doanh nghiệp phối hợp với nhau để đưa ra những giải pháp mới trong các thập kỷ sắp tới. Để phát triển kinh tế bền vững, vai trò của hệ thống tài chính ngân hàng là không thể thiếu vì hệ thống này là một mắt xích quan trọng trong việc quyết định nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội. Là các tổ chức cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư, ngành ngân hàng đứng ở một vị trí quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với các rủi ro phát triển bền vững này một cách hiệu quả và kịp thời hơn.
Từ khóa: Ngân hàng; Phát triển bền vững; Hệ thống tài chính ngân hàng
 
6. Chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức: kinh nghiệm từ các quốc gia Mỹ Latinh/ Nguyễn Thị Hương Giang// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 12/2017 .- Tr. 37 – 40
Tóm tắt: Chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) bán chính thức thành các định chế tài chính chính thức trên thị trường tài chính như ngân hàng hay công ty tài chính là xu hướng phổ biến trong quá trình phát triển của ngành tài chính vi mô (TCVM) trên thế giới. Trong làn sóng chuyển đổi đó, khu vực Mỹ Latinh được biết đến là nơi quá trình chuyển đổi diễn ra hết sức mạnh mẽ với rất nhiều TCTCVM đã chuyển đổi thành công và có được các chỉ số về khả năng sinh lời cũng như khả năng tiếp cận thay đổi tích cực hơn sau chuyển đổi. Bài viết này sẽ phân tích những đặc điểm của quá trình chuyển đổi các TCTCVM ở Mỹ Latinh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức đang trong quá trình chuẩn bị cho việc chuyển đổi thành TCTCVM chính thức.
Từ khóa: Kinh nghiệm; Tổ chức tài chính vi mô; Mỹ Latinh
 
 
Trung tâm Thông tin Thư viện
♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn