TIN TỨC HPU

  Thứ tư, 27/12/2017 - 08:40:28

Thư mục Tạp chí Quản lý giáo dục số 4 năm 2017

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Quản lý giáo dục số 4 năm 2017.
 
1. Khung năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông/ Trần Hữu Hoan// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 1 – 9
Tóm tắt: Đề xuất khung năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông giúp cho các Hiệu trưởng phát triển khung năng lực quản lý để thích ứng với điều kiện và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, là cơ sở để điều chỉnh chuẩn hiệu trưởng trường trung học phổ thông, định hướng giúp hiệu trưởng tự bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực thực thi nhiệm vụ trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đồng thời là cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng. Bài viết là công bố Khung năng lực của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Việt Nam phù hợp bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Từ khóa: Hiệu trưởng; trường trung học phổ thông; Khung năng lực quản lý; Đổi mới giáo dục
 
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay/ Nguyễn Nghị Thanh// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 10 – 15
Tóm tắt: Trong xu thế giao lưu quốc tế về mọi mặt của xã hội, đời sống tôn giáo ở nước ta chắc chắn có nhiều biến đổi. Nhu cầu đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, để trước mắt họ làm tốt nhiệm vụ được giao, mặt khác nhằm đáp ứng xu thế biến đổi của đời sống tôn giáo trong tương lai, nhằm góp phần phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo trong xây dựng đất nước, cũng như làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Từ khóa: Công chức, Chất lượng công chức; Quản lý nhà nước về tôn giáo
 
3. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng tiếp cận năng lực/ Bùi Thị Thu Hương, Võ Sỹ Mạnh// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 16 – 22
Tóm tắt: Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, nhằm cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Xu hướng phát triển chung của giáo dục toàn cầu là hướng tới việc phát triển năng lực người học, điều này dẫn đến phải có sự thay đổi đồng bộ trong quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập. Theo đó, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Bài viết đã làm rõ được bản chất của đánh giá KQHT theo hướng tiếp cận năng lực: cách đánh giá trong đó người dạy quan sát và đưa ra đánh giá về sự thể hiện một kỹ năng hay khả năng tạo nên sản phẩm của người học, trọng tâm hướng vào khả năng của sinh viên thực hiện các nhiệm vụ bằng cách sử dụng kiến thức và các kỹ năng của mình để làm bài như một bài kiểm tra hoàn chỉnh, một đề án hoặc một giải pháp, đồng thời mô tả nội dung của hoạt động đánh giá này.
Từ khóa: Đánh giá; Năng lực; Kết quả học tập
 
4. Phát triển năng lực quản lý trong đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông/ Nguyễn Văn Cừ// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 23 – 28
Tóm tắt: Phát triển năng lực đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố quyết định chất lượng của ngành Giáo dục và Đào tạo, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý phải bắt đầu từ việc đổi mới chương trình bồi dưỡng. Bài viết đề cập đến những vấn đề về năng lực cán bộ quản lý giáo dục, chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý và gợi mở hướng đổi mới chương trình bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học phổ thông.
Từ khóa: Năng lực; Cán bộ quản lý; Chương trình bồi dưỡng; Trường trung học phổ thông
 
5. Lợi ích của việc đầu tư giáo dục cho trẻ trong độ tuổi mầm non/ Nguyễn Thanh Thủy// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 29 – 33
Tóm tắt: Đầu tư giáo dục là chỉ sự đầu tư vào lĩnh vực của một quốc gia, lãnh thổ hoặc một khu vực cawnn cứ vào mục tiêu phát triển giáo dục và nguồn lực hiện có. Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, mang tính hiệu quả lâu dài. Bài viết chỉ ra rằng, việc đầu tư giáo dục cho trẻ trong độ tuổi mầm non sẽ mang lại lợi ích to lớn cho trẻ em, gia đình và toàn xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang lại nhiều cơ hội trong tương lai.
Từ khóa: Đầu tư; Đầu tư giáo dục; Mầm non; Đầu tư giáo dục cho trẻ mầm non
 
6. Kinh nghiệm về huy động và phân bổ vốn đầu tư công cho giáo dục đào tạo và dạy nghề trên thế giới/ Nguyễn Thị Hương// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 34 – 43
Tóm tắt: Để nâng cao chất lượng và thực hiện cơ chế chính sách đầu từ cho giáo dục đào tạo và dạy nghề, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bài viết nghiên cứu kinh nghiệm về huy động và phân bổ vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo và dạy nghề trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có cơ chế thích hợp để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển trên lĩnh vực này.
Từ khóa: Huy động vốn đầu tư; Phân bổ vốn đầu tư công; Giáo dục đào tạo và dạy nghề
 
7. Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên của trường Công an nhân dân ở Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Ngọc Quỳnh// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 44 – 49
Tóm tắt: Trong quá trình đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng và chịu nhiều tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, một bộ phận sinh viên nói chung, sinh viên các cơ sở đào tạo của lực lượng công an nhân dân nói riêng còn coi nhẹ công tác giáo dục tư tưởng đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là tấm gương thực hành đạo đức cách mạng, đồng thời, là người đề ra nhiều tư tưởng giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên. Bài báo bàn về giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, hướng đến nâng cao chất lượng học tập, hoàn thiện các kỹ năng ứng xử cho sinh viên các Học viện, trường Công an nhân dân ở Việt Nam.
Từ khóa: Giáo dục; Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; Sinh viên các trường Công an nhân
 
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các trường trung học cơ sở ở tỉnh Hải Dương/ Trần Minh Thái// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 50 – 54
Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bài viết đề cập đến hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các trường trung học cơ sở ở tỉnh Hải Dương.
Từ khóa: Ứng dụng công nghệ thông tin; Quản lý; Trường trung học cơ sở
 
9. Thực trạng quản lý đào tạo hệ dân sự tại Học viện Hậu cần/ Đinh Trung Kiên// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 55 – 61
Tóm tắt: Học viện Hậu cần đã có truyền thống hơn 65 năm xây dựng và phát triển với bề dày truyền thống trong công tác giáo dục đào tạo. Những năm qua, Học viện đã không ngừng nỗ lực và đạt được những kết quả khích lệ trong hoạt động đào tạo. Bài viết này nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo hệ dân sự tại Học viện Hậu cần.
Từ khóa: Quản lý đào tạo; Hệ dân sự; Học viện Hậu cần
 
10. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ/ Nguyễn Thị Nhàn// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 62 – 66
Tóm tắt: Phát triển đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển ở các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Trường chính trị cấp tỉnh), bởi đây chính là nhân tố quyết định trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và là điều kiện tiên quyết khẳng định vị thế của mỗi nhà trường. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Giảng viên; Trường chính trị
 
11. Nâng cao chất lượng giảng dạy Lý luận chính trị - Xã hội tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân/ Đặng Mạnh Vinh// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 67 – 71
Tóm tắt: Có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức quá trình dạy học các học phần Lý luận chính trị - Xã hội đạt mục tiêu các môn học đề ra, trong đó triển khai hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học về mảng đề tài liên quan là một hướng giải pháp khả quan, có cơ sở khoa học. Thông qua nghiên cứu khoa học, nhà giáo dục không chỉ giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức đã học một cách sâu sắc mà còn giúp các em có được khả năng phát hiện, giải quyết, trình bày vấn đề dưới dạng công trình khoa học theo đúng hướng. Bài viết này tập trung phân tích một số luận điểm khoa học cho việc nâng cao chất lượng các học phần Lý luận chính trị - Xã hội trong Nhà trường hiện nay.
Từ khóa: Chất lượng; Lý luận chính trị; Nghiên cứu khoa học; Sinh viên
 
12. Quản lý phối hợp Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học cơ sở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định/ Bùi Văn Lịch// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 72 – 79
Tóm tắt: Giáo dục đạo đức là một vấn đề quan trọng trong công tác rèn luyệ nhân cách của học sinh trong các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, đây là một công việc mang tính giáo dục tổng thể cần thiết có sự tham gia, phối hợp của nhiều lực lượng, mà trực tiếp là nhà trường, gia đình và xã hội. Bài viết đề cập đến quản lý sự phối hợp Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học cơ sở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Từ khóa: Quản lý phối hợp; Nhà trường; Gia đình; Xã hội; Nam Trực
 
13. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Diễn Châu 2, tỉnh Nghệ An/ Phan Trọng Đông// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 80 – 85
Tóm tắt: Giáo dục đạo đức học sinh đang là vấn đề thời sự xã hội, được gia đình, nhà trường, xã hội rất mực quan tâm. Việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông đang là vấn đề khó khăn và cấp thiết tìm biện pháp hợp lý. Bài viết đề cập đến thực trạng và biện pháp quản lý giáo dục đạo dức học sinh Trường Trung học phổ thông Diễn Châu 2, tỉnh Nghệ An.
Từ khóa: Quản lý; Giáo dục đạo đức; Học sinh; Diễn Châu
 
14. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên/ Lê Thị Thu Hà// Tạp chí Quản lý giáo dục .- Số 4/2017 .- Tr. 86 – 90
Tóm tắt: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là bước đột phá trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Thực tế cho thấy, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn quản lý hoạt động dạy học theo định hướng nội dung và theo kinh nghiệm là chủ yếu, chưa có nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả để quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với giai đoạn hiện nay. Bài viết đề cập đến các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra học sinh trung học phổ thông.
Từ khóa: Dạy học định hướng; Quản lý dạy học; Phát triển năng lực học sinh
 
 
Trung tâm Thông tin Thư viện
♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn