Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng hợp lý phục vụ xây dựng công trình Dân dụng tại các quận nội thành Hải Phòng

Thứ sáu, 26/04/2024 - 22:39:53

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì quá trình xây dựng và phát triển độ thị diễn ra mạnh mẽ. Hàng loạt các công trình cao tầng sẽ được đầu tư xây dựng tại thành phố Hải Phòng trên nền đất có cấu trúc phức tạp được tạo bởi nhiều loại đất yếu có nguồn gốc khác nhau, bề dày lớn, sức chịu tải thấp. Do vậy thường phải gặp những vấn đề về lún nứt công trình, việc lựa chọn phương án móng không hợp lý gây tốn kém về kinh phí trong đầu tư xây dựng công trình. Từ thực tế đó cần phải có nghiên cứu đánh giá tính chất cơ lý đất nền và xác định phương án nền móng hợp lý phục vụ cho việc xây dựng các công trình Dân dụng (quy mô từ 5 tầng đến 21 tầng ) tại các quận trung tâm thành phố Hải Phòng là cần thiết.

 

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Đình Đức.

Thành viên:

- KS. Trần Trọng Bính.

- KS. Đào Hữu Đồng.

- KS. Nguyễn Hồng Hạnh.

Đề tài sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp thu thập, kế thừa, phân tích tổng hợp có chọn lọc thông tin và kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp địa chất: Nghiên cứu sự hình thành điều kiện địa chất công trình, địa mạo, địa chất thủy văn..

- Phương pháp thực nghiệm: Thí nghiệm tính chất mẫu đất đá trong phòng và hiện trường..

- Phương pháp tính toán lý thuyết. Lập các phương trình toán học để tính toán

- Phương pháp tương tự địa chất. Sử dụng kết quả về địa chất ở các khu vực có cùng điều kiện thành tạo.

- Phương pháp xác suất thống kê: Xử lý tổng hợp kết quả tính toán:

Kết quả:

- Đánh giá được tính chất của các lớp đất yếu, phân chia ra 5 dạng mô hình nền tự nhiên là cơ sở cho công tác quy hoạch, thiết kế xây dựng các dạng công trình tại khu vực thành phố Hải Phòng.

- Đã tổng kết và đánh giá được các nguyên nhân gây hư hỏng công trình là do việc lựa chọn phương án nền móng không hợp lý trong khi thiết kế xây dựng công trình.

- Đề xuất các phương án móng hợp lý (loại cọc, đường kính, chiều dài cọc) cho việc thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng có quy mô khác nhau tại các quận nội thành thành phố Hải Phòng. Cụ thể:

Các kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian tới nhóm nghiên cứu sẽ mở rộng nghiên cứu cho các khu vực có dạng nền khác (các quận mới quy hoạch và  trung tâm các huyện)
Phòng Quản lý khoa học & Đào tạo sau đại học

♦ Ý kiến của bạn: