Thư viện

  Thứ năm, 15/12/2016 - 11:04:31

Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 22 năm 2016

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 22 năm 2016
1.Vai trò của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập/ Phan Thị Hồng Thảo// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 13 - 17
Năm 2016 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, cũng là năm đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào khu vực và thế giới thông qua việc gia nhập Cộng đồng kinh tế Asean và chuẩn bị tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương -TPP. Trong bối cảnh đó, vai trò của thị trường chứng khoán là rất quan trọng. Với vị trí là một bộ phận trong hệ thống tài chính của các quốc gia,cùng với hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế bằng cách tập trung và phân phối vốn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng một thị trường chứng khoán phát triển sẽ ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn và dài hạn.
Từ khóa: Việt Nam; Thị trường chứng khoán; Tăng trưởng kinh tế
2.Thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam - cơ hội và thách thức/ Đào Lê Kiều Oanh// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 18 - 20
Được xem là một công cụ đầu tư, đầu cơ và phòng ngừa rủi ro hiệu quả, chứng khoán phái sinh là một sản phẩm tài chính có vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) cơ sở có nhiều biến động thì việc xây dựng và phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam là tất yếu. Do đó, sự ra đời của TTCK phái sinh được kỳ vọng sẽ làm tăng tính hiệu quả của TTCK. Tuy nhiên, với quy mô thị trường nhỏ, mức độ tham gia của các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước còn khá khiêm tốn, để vận hành TTCK phái sinh thành công cũng còn nhiều thách thức.
Từ khóa: Việt Nam; Thị trường chứng khoán; Cơ hội
3. Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán Việt Nam/ Trần Nguyễn Minh Hải// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 21 - 25
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, cho đến nay chỉ mới thực hiện chủ yếu với vai trò là kênh huy động vốn thông qua tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trong nước (SSC, 2012). Đối với chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020, việc phát triển các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện và phát triển các quỹ này trở thành nhà đầu tư chính trên TTCK là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP). Khi đó nguồn tiền đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện sẽ trở thành nguồn tiền lớn đầu tư vào TPCP và sẽ làm giảm bớt tỷ trọng đầu tư vào TPCP của các ngân hàng thương mại.
Từ khóa: Việt Nam; Thị trường chứng khoán; Qũy hưu trí tự nguyện
4.Vài nét về hoạt động của thị trường UPCOM/ Lê Thu Hằng// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 26 - 27
Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội là một bộ phận của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó, các chứng khoán giao dịch trên thị trường là các chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Bài viết đi vào đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường UPCOM trong thời gian vừa qua dưới tác động của các quy định pháp luật và các thay đổi về kỹ thuật.
Từ khóa: Thị trường chứng khoán; Upcom; Việt Nam
5. Thúc đẩy tín dụng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp/  Phạm Hùng// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 28 - 31
Ngành nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói, giảm nghèo, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Xác định vai trò nòng cốt của nông nghiệp trong nền kinh tế, ngành Ngân hàng đã ban hành và triển khai đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD tập trung nguồn vốn phục vụ NNNT. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập sâu, rộng vào kinh tế quốc tế thông qua các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương, ngành nông nghiệp được đánh giá sẽ phải gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để ngành nông nghiệp có những bước phát triển đột phá và bền vững thì yêu cầu cấp thiết phải tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp và cần một lượng vốn lớn, trong đó nguồn vốn tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Từ khóa: Tín dụng; Tái cơ cấu; Nông nghiệp
6. Tháo gỡ nút thắt cho tín dụng nông nghiệp, nông thôn nhìn từ thực tế hoạt động của Agribank/  Hoàng Anh// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 32 - 34
Một chuyên gia trong ngành nông nghiệp nhận định: trước nhu cầu cấp bách phải đổi mới để thích nghi với các điều kiện ngày càng khắt khe trong hội nhập, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước đã bộc lộ những nhược điểm mà không dễ khắc phục nếu như không có sự đồng hành, hỗ trợ của Nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp đều gặp những khó khăn về vốn và đều mong mỏi ngân hàng thay đổi hình thức cho vay giúp doanh nghiệp giảm bớt căng thẳng về tài sản thế chấp.
Từ khóa: Nông nghiệp; Nông thôn; Agribank; Tín dụng
7. Tác động của CNY trong giỏ tiền SDR đối với Việt Nam/ Vũ Xuân Thanh// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 34 - 37
Khi CNY được lựa chọn để tham gia các giao dịch của IMF, thành viên vay vốn có thể nhận CNY và thanh toán khoản vay này bằng CNY. Nếu bên vay vốn đề nghị Trung Quốc đổi CNY sang đồng tiền tự do chuyển đổi khác, Trung Quốc phải có nghĩa vụ phối hợp và hỗ trợ việc chuyển đổi này. Đối với những quốc gia thành viên mà đồng bản tệ của họ không có khả năng chuyển đổi tự do, nếu muốn sử dụng nghiệp vụ thanh toán của IMF, thì phải đổi đồng bản tệ của họ sang đồng tiền tự do chuyển đổi.
Từ khóa: CNY; SDR; Việt Nam
8.Một số đáng chú ý chính sách kinh tế trong cương lĩnh tranh cử của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump/  Nguyễn Nhâm// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 38 - 40
Theo kết quả bầu cử ngày 9/11/2016, với số phiếu đại cử tri đạt 290, Ông Donald Trump- ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và cũng là doanh nhân đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngồi trên chiếc ghế này vào ngày 20/1/2017. Bỏ qua những phát ngôn gây “sốc” của ông Trump, tranh luận mang tính moi móc đời tư của nhau giữa ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, giờ đây giới chức Mỹ và dư luận lại tập trung vào một trong những cương lĩnh tranh cử của ông Donald Trump, đó là cương lĩnh về kinh tế ông nói khi tranh cử và ông làm khi trúng cử như thế nào. “Đâu là điểm mới trong chính sách kinh tế của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump?” đang là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất.
Từ khóa: Chính sách kinh tế; Mỹ; Donald Trump
9.Triển vọng tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ổn định trong giai đoạn 2016-2018/  Hoàng Quyên// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 22/2016 .- Tr. 41 - 42
Theo báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á- Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, tăng trưởng của các nước đang phát triển khu vực Đông Á Thái Bình Dương dự kiến vẫn duy trì tốt trong 3 năm tới, tuy nhiên  các quốc gia này vẫn đối mặt với rủi ro tăng trưởng đáng kể và cần phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu yếu kém về tài chính và tài khoá. Báo cáo khuyến nghị các nước tập trung giải quyết các tồn tại nhằm duy trì tăng trưởng bền vững và hòa nhập trong trung hạn, ví dụ giảm yếu kém hạ tầng, giảm tình trạng suy dinh dưỡng và thúc đẩy hội nhập tài chính.
Từ khóa: Đông Á - Thái Bình Dương; 2016-2018; Tăng trưởng kinh tế
Trung tâm Thông tin Thư viện
 
 
♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn