Chương trình đào tạo

  Thứ bảy, 06/09/2014 - 10:16:34

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin

Nội dung chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin trường ĐH Dân lập Hải Phòng cụ thể như sau:

CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN

 1.  Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

 -    Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Hệ thống Thông tin

+ Tiếng Anh: Information Systems

-   Mã số chuyên ngành:    60 48 01 04

-   Trình độ đào tạo:           Thạc sĩ

-   Thời gian đào tạo:          2 năm

-   Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ Hệ thống Thông tin

+ Tiếng Anh: Master in Information Systems

2. Mc tiêu ca chương trình đào tạo

Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm với nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

Đào tạo những cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức chuyên môn vững vàng và năng lực thực hành chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ cao.

 2.1. Về kiến thức

Thạc s Hệ thống thông tin (HTTT) cần có phổ kiến thức và kỹ năng của một chuyên viên HTTT cấp cao, đủ năng lực tích hợp chiến lược HTTT trong chiến lược phát triển tổ chức (cơ quan/doanh nghiệp). Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ HTTT cần có kiến thức và kỹ năng đủ để hiểu và giải quyết các bài toán HTTT thời sự, gắn kết mật thiết với nhu cầu thực tiễn trong nước và ngoài nước. Phổ kiến thức của học viên tốt nghiệp cần bao gồm: Kiến ​​thức cốt lõi về quản lý và công nghệ; Kiến thức tích hợp nền tảng HTTT và kinh doanh; Kiến thức để tiếp cận khái quát hoạt động kinh doanh và thế giới thực. Ba nhóm chủ đề kiến thức và kỹ năng chuyên sâu được định hướng tập trung:

  • Cơ sở dữ liệu và nền tảng HTTT: định hướng nghề nghiệp cho những chuyên gia về CSDL và quản trị HTTT, thi hành sâu sắc các khía cạnh công nghệ của HTTT.
  • Công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu: định hướng nghề nghiệp cho những chuyên gia về công nghệ hướng dữ liệu, công nghệ tri thức; tập trung vào khâu chuyển đổi từ dữ liệu sang tri thức theo sơ đồ quá trình dịch vụ tại các doanh nghiệp và tổ chức khác.
  • An ninh và an toàn hệ thống thông tin: định hướng nghề nghiệp cho những chuyên gia về An toàn và An ninh HTTT là nguồn nhân lực rất cần thiết cả ở phạm vi tổ chức lẫn phạm vi quốc gia.

 2.2. Về kỹ năng

Ngoài việc được tăng cường các kỹ năng thiết kế, kiến trúc, tích hợp HTTT; kỹ năng lãnh đạo nhóm dự án HTTT…, học viên tốt nghiệp HTTT cần có các kỹ năng chuyên sâu trong ngành HTTT và những kỹ năng mềm nhằm thích ứng tốt với môi trường làm việc năng động, toàn cầu.

a) Kỹ năng cứng

Học viên tốt nghiệp HTTT cần đáp ứng các tiêu chí kỹ năng kỹ thuật sau:

+  Kỹ năng kiến trúc, thiết kế và phát triển HTTT: phân tích, thiết kế HTTT và công trình sư CNTT; thi hành, phát triển hệ thống, dịch vụ; ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến.

+  Kỹ năng quản trị HTTT: điều phối dự án; quản lý rủi ro; tích hợp dự án và quản lý thời gian; quản lý chất lượng.

+  Kỹ năng tích hợp kinh doanh và công nghệ trong ngữ cảnh chuyên biệt: liên kết những giá trị CNTT và kinh doanh; phân tích chi phí và lợi nhuận; phân tích ảnh hưởng giải pháp CNTT kinh doanh.

+  Kỹ năng nghiên cứu và phát hiện tri thức trong môi trường thực tế: phát biểu bài toán thực tế; thu thập, khái quát tri thức liên quan đến thực trạng bài toán; tạo dựng, phát triển giải pháp; thực nghiệm và đánh giá.

+  Kỹ năng học để học: tìm kiếm giải pháp; phương pháp luận phục vụ học.

+  Kỹ năng làm việc cộng tác: cải thiện hiệu quả công việc cộng tác (các kỹ năng lãnh đạo, truyền thông, tập trung và giải quyết mâu thuẫn); nhận thức môi trường công việc toàn cầu hoá và phát huy bản sắc dân tộc.

+  Kỹ năng tạo dựng đặc trưng cá nhân: tư duy biện luận một cách hệ thống; khả năng làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, đam mê nghề nghiệp; phát triển suy nghĩ sáng tạo, phê phán; tạo dựng khả năng ham học hỏi; khả năng làm việc trong những môi trường khác nhau trong và ngoài nước; khả năng làm việc độc lập, tự quản lý bản thân.

b) Kỹ năng mềm

+  Cá nhân: Luôn sẵn sàng làm việc với các khó khăn trong khoa học; có tư duy sáng tạo và phản biện; chủ động đề xuất các sáng kiến cải tiến; làm chủ kỹ năng giao tiếp trong khoa học (nghe, viết, trình bày, ...).

+  Làm việc theo nhóm: Hình thành nhóm làm việc hiệu quả, vận hành nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm, kỹ năng làm việc trong các nhóm đa lĩnh vực, bao gồm nhóm CNTT và kinh doanh.

+  Sử dụng ngoại ngữ: Có kỹ năng nghe/nói/đọc/viết tiếng Anh tương đương chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu.

+  Quản lý và lãnh đạo: Biết quản lý thời gian, nguồn lực, dự án và lãnh đạo nhóm.

 2.3. Về năng lực

a) Vị trí công việc có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, Thạc sĩ Hệ thống thông tin có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm đương các vị trí quan trọng trong các cơ quan doanh nghiệp với các nhiệm vụ sau:

-  Chuyên gia quản trị và bảo mật cơ sở dữ liệu của hệ thống, quản trị viên hệ thống thông tin, tích hợp hệ thống, phân tích mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

-  Chuyên gia tư vấn, xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin.

-  Chuyên gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ CNTT trong các cơ quan, tư vấn, lãnh đạo hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển hệ thống thông tin cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.

-  Chuyên gia phân tích kinh doanh và trợ giúp đưa ra các quyết định.

-  Cán bộ quản lý dự án trong các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội:

giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, các hệ thống thông tin địa lý 

-  Giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông và đào tạo hướng dẫn các nhân viên ở các bộ phận khác khai thác sử dụng thông tin và hệ thống hiện có một cách có hiệu quả.

-  Có thể tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo Tiến sỹ về chuyên ngành HTTT cũng như các chuyên ngành khác của MT&CNTT theo các hướng: cơ sở dữ liệu, công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu, an toàn và an ninh dữ liệu,...

-  Đảm bảo tính sáng tạo trong việc lãnh đạo đơn vị, nhóm thực hiện hoạt động tăng cường tài nguyên tri thức và tài nguyên quy trình của tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan) dựa trên CNTT.

b) Yêu cầu kết quả thực hiện công việc

      Đáp ứng được các yêu cầu của thực tế tại các cơ quan, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

2.4. Về phẩm chất đạo đức

a)   Phẩm chất đạo đức cá nhân: Trung thực, công bằng, có trách nhiệm (bản thân, gia đình, tổ chức, bạn bè, xã hội), trung thành với tổ quốc và tổ chức, tôn trọng sự học (tình thầy-trò, tình bạn đồng môn, tinh thần học tập suốt đời), dám đương đầu với khó khăn thử thách.

b)   Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: có tính kỷ luật chuyên nghiệp, có khả năng hoàn thành công việc dưới áp lực, có ý thức tôn trọng và làm giàu thêm văn hóa và tài sản quy trình của tổ chức.

c)   Phẩm chất đạo đức xã hội: chân thành, độ lượng, có lòng trắc ẩn, yêu cái tốt - ghét cái xấu, tôn trọng luật pháp và tính đa dạng xã hội.

3. Đối tượng tuyển sinh

a)    Có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành HTTT bao gồm các ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ Thông tin (MT&CNTT) theo Thông tư số 14 ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các ngành:

Stt

Tên ngành

1.                 

Hệ thống thông tin

2.                 

Công nghệ thông tin

3.                 

Khoa học Máy tính

4.                 

Kỹ nghệ phần mềm

5.                 

Truyền thông và Mạng máy tính

6.                 

Tin học ứng dụng

7.                 

Sư phạm Tin học

8.                 

Toán Tin ứng dụng

Đối tượng tuyển sinh diện này không cần phải bổ sung kiến thức đầu vào.

b)    Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học gần với lĩnh vực MT&CNTT thuộc:

Stt

Nhóm ngành

1.       

Toán và Thống kê

2.       

Kinh doanh và Quản lý

3.       

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

4.       

Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

5.       

Sư phạm Toán học

Đối tượng tuyển sinh diện này cần phải bổ sung kiến thức đầu vào gồm 4 môn như sau:

Stt

Môn học

Số tín chỉ

1.                 

Cơ sở dữ liệu

3

2.                 

Kỹ nghệ phần mềm

2

3.                 

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

3

4.                 

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

 

c)   Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành không thuộc Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học theo thông tư 14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010 (do lịch sử để lại) song phù hợp (không cần bổ sung điều kiện đầu vào) hoặc gần phù hợp (cần bổ sung điều kiện đầu vào) với ngành gần với lĩnh vực MT&CNTT, và đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học thuộc lĩnh vực MT&CNTT.

d)   Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chính qui khác với ngành Hệ thống thông tin và bằng đại học thứ hai không chính qui đúng với ngành Hệ thống thông tin.

c)  Về kinh nghiệm nghề nghiệp

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành cao học được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

- Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày tốt nghiệp đại học.

d)  Hồ sơ đăng ký dự thi

* Hồ sơ bao gồm:

- Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu).

- Lý lịch khoa học (theo mẫu) dán ảnh cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm).

- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố.

- Quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác để xét về đối tượng ưu tiên, bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền các loại giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

- Một bản sao có công chứng hoặc nơi cấp sao y bằng tốt nghiệp đại học. Thí sinh có bằng tốt nghiệp ngành gần nộp kèm chứng chỉ bổ túc kiến thức do trường Đại học Dân lâp Hải Phòng cấp.

- Chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ (nếu có).

- Hai phong bì có dán tem ghi địa chỉ liên lạc của thí sinh, 2 ảnh 4x6 chụp chân dung trong thời gian 1 năm tính đến ngày dự thi, ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh.

* Thời hạn nộp hồ sơ:

   Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho trường Đại học Dân lâp Hải Phòng chậm nhất 30 ngày trước khi thi môn đầu tiên.

   Cơ sở đào tạo lập danh sách thí sinh dự thi, làm thẻ dự thi, gửi giấy báo thi cho thí sinh chậm nhất 15 ngày trước ngày thi môn đầu tiên.

4. Hình thc tuyn sinh và đào tạo

* Thi tuyển với các môn thi sau đây (thời gian làm bài mỗi môn là 180 phút):

+ Cơ sở ngành:    Toán rời rạc

+ Chuyên ngành:  Cơ sở dữ liệu

+ Ngoại ngữ:         Tiếng Anh

* Điều kiện trúng tuyển: Thí sinh trúng tuyển phải đạt từ điểm 5 (thang điểm 10) trở lên ở cả 3 môn thi.

Đào tạo theo học chế tín chỉ, đào tạo theo hình thức không tập trung (người học được dành một phần thời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập tại trường Đại học Dân lâp Hải Phòng phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung là 2 năm học).

5. Điu kin tt nghiệp

-  Học viên sẽ được cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin sau khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 39 (Thông tư  số: 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ).

-  Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu theo quyết định của Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ căn cứ vào Điều 40 của Thông tư số: 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/2/2011.

6. Chương trình đào tạo

6.1. Khái quát chương trình

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin (HTTT) được thiết kế theo định hướng nghiên cứu ứng dụng phát triển kinh tế tri thức, chú trọng đến những học phần đặc trưng của chuyên ngành HTTT, những học phần có tính thời sự và thực tiễn cao và tăng cường chất lượng áp dụng thực tế vào luận văn cuối khoá.

Chương trình đào tạo thạc sĩ HTTT được xây dựng theo quan điểm đảm bảo các yếu tố cơ bản, hiện đại và công nghệ cao. Yếu tố cơ bản được thể hiện trong việc củng cố, mở rộng và nâng cao các kiến thức cơ bản nền tảng của HTTT có trong chương trình đào tạo đại học ngành HTTT cũng như lĩnh vực MT&CNTT; yếu tố hiện đại và công nghệ cao được thể hiện trong việc đưa vào các học phần chuyên sâu có tính thời sự, tích hợp công nghệ thuộc ba nhóm chủ đề về CSDL và nền tảng HTTT (chủ đề hệ thống), Công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu (chủ đề công nghệ thông tin), An ninh và an toàn HTTT (chủ đề an ninh). Tính công nghệ cao còn được thể hiện thông qua khả năng tự chọn bổ sung các học phần về công nghệ nổi bật phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển.

Yêu cầu cụ thể của chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin của ngành CNTT như sau:

Tổng số tín chỉ sẽ phải tích lũy:                                           44 tín chỉ

Trong đó:

+ Phần kiến thức chung bắt buộc:                             6 tín chỉ

o        Triết học:                            2 tín chỉ

o        Ngoại ngữ chung:              4 tín chỉ

+ Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                28 tín chỉ

o        Các học phần bắt buộc:     16 tín chỉ

o        Các học phần tự chọn:      12/24 tín chỉ

+ Luận văn:                                                                10 tín chỉ

Yêu cầu về luận văn tốt nghiệp:

+  Luận văn cần có đề tài là một nội dung khoa học công nghệ thời sự về HTTT hoặc thuộc vào một trong ba nhóm chuyên sâu: Cơ sở dữ liệu và nền tảng HTTT, Công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu, An ninh và an toàn HTTT hoặc kết hợp nội dung của các nhóm chuyên sâu này.

+  Luận văn cần có một khảo sát chung về tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, lựa chọn một (nhóm) phương pháp tiên tiến liên quan để phân tích, đánh giá để giải quyết bài toán theo đề tài được lựa chọn, lựa chọn hoặc xây dựng công cụ thi hành phương pháp và tiến hành thực nghiệm để đánh giá phương pháp giải quyết được lựa chọn.

+  Khuyến khích việc đề xuất các cải tiến, nâng cấp các phương pháp đã có và đối sánh kết quả. Luận văn có kết quả công bố khoa học hoặc có sản phẩm phần mềm đi kèm có tiềm năng ứng dụng được đánh giá cao.

 6.2. Danh mục các học phần

số học phần

Tên học phần

Khối lượng (tín chỉ)


Tổng số

Lý thuyết

TH, TN, TL


Phần chữ

Phần số


 

Phần kiến thức chung

6

 

 


ITPH

501

Triết học

2

2

 


Phylosophy


ITEL

502

Ngoại ngữ chung (Tiếng Anh)

4

4

 


Foreign language for general purposes


 

 

Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

28

 

 


Các học phần bắt buộc

16

 

 


ITIS

501

Cơ sở dữ liệu nâng cao

Advanced Database Systems

2

2

 


ITIS

502

Quản trị dự án hệ thống thông tin

IS Project Management

2

2

 


ITIS

503

Khai phá dữ liệu

Data Mining

2

2

 


ITIS

504

An ninh hệ thống thông tin

Information System Security

2

2

 


ITIS

505

Công nghệ phần mềm nâng cao

Advanced Software Engineering

2

2

 


ITIS

506

Hệ hỗ trợ quyết định

Decision Support System

2

2

 


ITIS

507

Quản lý, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

Enterprise Resource Planning

2

2

 


ITIS

508

Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Specialized Scientific Research Methodology

2

2

 


 

 

Các học phần tự chọn

12

 

 


ITIS

509

Quản trị hệ thống thông tin

Information System Management

2

2

 


ITIS

510

Cơ sở dữ liệu đa phương tiện

Multimedia Databases

2

2

 


ITIS

511

Lý thuyết về hệ thống thông tin Fundamentals of Information Systems

2

2

 


ITIS

512

Mô hình hoá kinh doanh và thiết kế hệ thống thông tin

Business Analysis Modelling and Design

2

2

 


ITIS

513

Hệ thống thông tin địa lý

Geographic Information Systems

2

2

 


ITIS

514

Chủ đề hiện đại về hệ thống thông tin

Advanced topics on Information Systems

2

2

 


ITIS

515

Truy hồi thông tin

Information Retrieval

2

2

 


ITIS

516

Phát triển hệ thống thương mại điện tử

E-Commerce System Development

2

2

 


ITIS

517

Lý thuyết nhận dạng

Pattern Recognition

2

2

 


ITIS

518

Mạng xã hội và thị trường

Social Networks and Markets

2

2

 


ITIS

519

Mật mã và An toàn dữ liệu

Cryptography and Data Security

2

2

 


ITIS

520

An ninh mạng và truyền thông

Networks & Telecomunication Security

2

2

 


 

Luận văn

10

 

 


 

Tổng cộng:

44

 

 


 

7. Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy

 

7.1. Giảng viên cơ hữu

Stt

Họ tên giảng viên

1.  

PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ

2.  

PGS.TS. Đặng Hữu Đạo

3.   

PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Huy

4.   

PGS.TS. Đinh Mạnh Tường

5.   

TS. Lê Văn Phùng

6.   

TS. Hồ Văn Canh

7.2. Giảng viên thỉnh giảng

Stt

Họ tên giảng viên

1.           

PGS.TS. Trịnh Nhật Tiến

2.           

PGS.TS. Ngô Quốc Tạo

3.           

PGS.TS. Đỗ Năng Toàn

4.           

PGS.TS. Nguyễn Hà Nam

5.           

PGS.TS. Đỗ Trung Tuấn

6.           

PGS.TS. Hoàng Xuân Huấn

7

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng

8.           

PGS.TS. Lê Anh Cường

9.           

TS. Nguyễn Trí Thành

10.           

TS. Phan Xuân Hiếu

11.        

TS. Nguyễn Văn Vinh

12.        

TS. Nguyễn Phương Thái

            Khoa Công nghệ thông tin

 

 

♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn