Nghiên cứu khoa học

Thứ sáu, 10/05/2024 - 01:57:52

Sự hình thành và tính chất xúc tác của phức chất giữa Ni2 với Lumomagnezon và HCO3

Sử dụng xúc tác đồng thể là một trong những phương pháp ưu việt nhằm tăng tốc độ của quá trình tạo ra *OH từ H2O2 để oxi hóa các chất hữu cơ. Phương pháp này cho phép thực hiện phản ứng ở điều kiện mềm, điều khiển được tốc độ phản ứng, tạo ra lượng lớn gốc *OH... nên đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học. Để đánh giá hoạt tính xúc tác của các phức chất tạo thành trong phản ứng oxy hoá Lm bằng H2O2 chúng tôi đã tiến hành trong các hệ:

H2O - Ni2+ - Lm - H2O    

H2O - Ni2+ - Lm - HCO3-- H2O2

Dưới đây là bài báo khoa học “Sự hình thành và tính chất xúc tác của phức chất giữa Ni2+ với Lumomagnezon (Lm) và HCO3 trong hệ H2O - Ni2+ - Lm - HCO3- - H2O2 của ThS. Phạm Thị Minh Thuý - Khoa Môi trường, Đại học Dân lập Hải Phòng.

Abstract

This paper presentes our studing results on complex formation of Ni2+ with Lumomagnezone (Lm or H2L) and Ni2+ with mixed ligands Lm, HCO3- in the systems:

H2O - Ni2+- Lm (1)

H2O - Ni2+- Lm - HCO3 (2)

The formerd complexes [NiHL]+, [Ni(HL)HCO3] have been used as catalysts for the reactions of  Lm oxidation by H2O2 in the systems:

H2O - Ni2+ - Lm  - H2O­2  (3)

H2O - Ni2+ - Lm - HCO3- - H2O­2 (4)

It has shown that the catalytic activity of the complex [Ni(HL)HCO3] is much higher than that of [NiHL] +.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Có nhiều tác nhân được sử dụng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, tác nhân được sử dụng nhiều và phổ biến nhất là H2O2 và O2 vì các tác nhân này có thể tạo ra các sản phẩm trung gian có hoạt tính oxy hóa mạnh như *OH, O21Dg, ...có thể oxy hóa trực tiếp các chất khử thành sản phẩm. Đồng thời H2O2, O2 là những tác nhân oxy hóa thuần khiết về mặt sinh học, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, có thể thực hiện phản ứng ở điều kiện năng lượng thấp (gọi là điều kiện mềm).

Có nhiều phương pháp để tăng tốc độ của quá trình tạo ra *OH từ H2O hay O2 nhưng ưu việt nhất là dùng xúc tác phức của ion kim loại chuyển tiếp theo mô hình tâm hoạt động kiểu men sinh học Catalaza. Phương pháp này cho phép thực hiện phản ứng ở điều kiện mềm, điều khiển được tốc độ phản ứng, tạo ra lượng lớn gốc *OH... nên đã được ứng dụng trong một số lĩnh vực như sinh học, nông nghiệp và xử lý môi trường. Để góp phần phát triển hướng nghiên cứu trên, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự tạo phức giữa Ni2+ với Lm, Ni2+ với Lm và HCO3- trong các hệ:

H2O - Ni2+ - Lm (1)

 và

H2O - Ni2+ - Lm - HCO3- (2)

Đồng thời xác định hoạt tính xúc tác của các phức chất tạo thành trong phản ứng oxy hoá Lm  bằng H2O(Lm vừa là Ligan tạo phức với Ni2+, vừa là cơ chất bị oxy hóa) trong  các hệ:

H2O - Ni2+ - Lm - H2O2 (3)

H2O - Ni2+ - Lm - HCO3-  - H2O2 (4)

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp động học, phổ hấp thụ electron phân tử và xử lý số liệu bằng chương trình Pascal. Các thiết bị phản ứng như: bình ổn nhiệt ở (30 ± 0,1)0C, máy khuấy từ,  máy đo pH 315i/SET (CHLB Đức), quang phổ kế UV - VIS 752M  (TQ).

Đối với các hệ nghiên cứu, quá trình thực hiện phản ứng được tiến hành theo trình tự lần lượt: Nước cất - Ligan - NiSO4 - cơ chất (Lm), HCO3-. Hỗn hợp được khuấy đều và điều chỉnh đến pH = 8. Khuấy tiếp dung dịch 3 phút, cho dung dịch H2O2. Tổng thể tích dung dịch là 30ml. Thời điểm cho dung dịch H2O2 là thời điểm bắt đầu ôxy hoá Lm. Xác định tốc độ quá trình ôxy hoá cơ chất Lm theo biến thiên của mật độ quang DD tương ứng với các biến thiên thời gian Dt (giây) của quá trình. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần để tính trị trung bình.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sự tạo phức trong hệ H2O - Ni2+ - Lm và H2O - Ni2+ - Lm - HCO3-

Ni2+ là cation kim loại chuyển tiếp rất kém bền, chỉ tồn tại ở một số dạng phức chất. Ni2+có thể tạo phức chất tâm hoạt động như các chất xúc tác men [1]. Có thể dự đoán phức chất giữa Ni2+ với ligan ở điều kiện thích hợp sẽ là phức chất xúc tác. Mặt khác, Ni2+ có thể thay đổi độ oxy hoá dễ dàng tương ứng với cơ chế vận chuyển một hay nhiều electron trong một giai đoạn khi tham gia các phản ứng xúc tác oxy hoá - khử [2].

HCO3- là ligan rất phổ biến trong tự nhiên, công nghệ và đời sống. HCO3- có khả năng tạo phức tốt với nhiều cation kim loại chuyển tiếp ở vùng pH tối ưu của nó (pH = 8) [3]. Hơn nữa, phức chất của Ni2+ - HCO3- - Lm và những ứng dụng của nó còn ít được nghiên cứu.

Lumomagnezon(Lm) là axit hữu cơ yếu 2 lần (H2L) vừa đóng vai trò Ligan tạo phức với Ni2+ vừa là một cơ chất tham gia vào quá trình ôxy hoá - xúc tác trong đó Lm là cơ chất bị oxy hoá bởi các gốc tự do như *OH sinh ra từ quá trình phân huỷ H2O2 có xúc tác. Ở pH = 8, Lm tồn tại chủ yếu ở  dạng HL- [4].

3.1.1. Phổ hấp thụ electron phân tử của Lm và của phức trong hệ (1), (2)

Để chứng minh sự tạo thành 2 loại phức chất trên, chúng tôi đã tiến hành đo phổ hấp thụ phân tử của Lm, của phức giữa Ni2+ với Lm và của phức giữa Ni2+ với Lm, HCO3-. Kết quả thực nghiệm được trình bày trên hình 1 và hình 2:

Hình 1. Phổ hấp thụ của Lm

[Lm]0 = 8.10-5M; pH = 8

Hình 2a. Phổ hấp thụ của phức chất Ni2+ với Lm

2b. Phổ hấp thụ của phức chất Ni2+ với Lm và HCO3-

pH = 8; [Ni2+]0 =10-6M; [HCO3-]0 = 10-1M; [Lm]0 = 8.10-5M.

Kết quả thu được trên hình 1 và hình2 cho thấy: Sự biến mất đỉnh cực đại hấp thụ ánh sáng của Lm ở lmax = 410nm chuyển đến các bước sóng lmax = 505nm (hệ 1) v�lmax = 510nm (hệ 2) là một bằng chứng về sự tạo thành phức chất giữa Ni2+ - Lm và Ni2+ - Lm - HCO3-.

3.1.2Xác định thành phần của phức

Để xác định thành phần của phức chất trong hệ 1 tác giả sử dụng phương pháp  dãy đồng phân tử và phương pháp đường cong bão hòa. Kết quả thu được trên hình 3, hình 4.

Hình 3. Xác định thành phần của phức trong hệ  H2O - Ni2+ - Lm

theo phương pháp  dãy đồng phân tử

            pH = 8, [Ni2+]0 + [Lm]0 = 2.10-4M, l = 505 nm


Hình 4. Xác định thành phần của phức trong hệ  H2O - Ni2+- Lm

theo phương pháp  đường cong bão hòa

pH = 8; [Ni2+]0 = 5.10-5M; [Lm]0 = (0,5 ¸ 0,8)M; l = 505 nm

Từ kết quả ở hình 3 và hình 4 cho thấy tỷ lệ cực đại

chứng tỏ phức tạo thành giữa Ni2+ và Lm (HL-) có thành phần ứng với công thức [NiHL]+nên có thể đề xuất công thức cấu tạo của phức chất như  sau:

3.1.3. Xác định hằng số bền của phức [NiHL]+.

Hằng số bền của phức [NiHL]+ được xác định theo công thức:

Giả thiết mật độ quang D đo được tương ứng với nồng độ của phức [NiHL] khi đó ta có:

lgD = lg[NiHL]+ = lg(Kb[Ni2+]) + lg[HL-] (3)

Phương trình (3) có dạng: y = a + bx

Trong đó

a = lg(Kb[Ni2+]) khi [Ni2+] = conts; b = 1. Và (3) trở thành : lgD = a + x (4)

a được xác định bằng phương pháp bình phương bé nhất theo công thức:

 n: số thực nghiệm

Bảng số liệu thực nghiệm xác định Kb:

[HL].10-5

0,5

1

1,5

2

2,5

3

3,5

4

4,5

5

DDph

0,019

0,042

0,065

0,091

0,119

0,145

0,172

0,199

0,221

0,241

 

Từ số liệu thực nghiệm và xác định a theo (5), xác định Kb thông qua chương trình Pascal thu được hằng số bền: Kb= 3,84.109. Kết quả này cho thấy phức [NiHL]+ tương đối bền.

3.1.4. Nghiên cứu sự tạo phức của Ni2+ với Lm và HCO-3

Từ kết quả của hình 2b cho thấy đám phổ hấp thụ electron của hệ (2) có lmax = 510 nm. Điều đó chứng tỏ đã có sự tạo phức giữa Ni2+ với HL- và  HCO-3. Thành phần  của phức tạo thành được dự đoán là [Ni(HL)HCO3].

3.2. Hoạt tính xúc tác của phức [NiHL]+ và phức [Ni(HL)HCO3]

Để xác định hoạt tính xúc tác của phức giữa Ni2+ với Lm và phức giữa Ni2+ với Lm, HCO3- chúng tôi tiến hành nghiên cứu động học quá trình ôxy hoá Lm trong hệ (3) và hệ (4). Kết quả thu được trên hình  5.

Hình 5. Hoạt tính xúc tác của phức [NiHL]+ và phức [Ni(HL)HCO3]

trong hệ (3), (4) tương ứng với đường cong 1, 2

pH = 8, [Ni2+] = 10-6M;  [HCO3-]0 = 10-1M;[Lm]0 = 5.10-5M; [H2O2]0 = 5.10-2M

Kết quả cho thấy: Đối với quá trình oxi hóa Lm, hoạt tính xúc tác của phức [Ni(HL)HCO3] lớn hơn nhiều so với phức [NiHL]+. Vì vậy, việc nghiên cứu động học và cơ chế quá trình xúc tác  oxi hóa Lm bằng H2O2 sẽ được nghiên cứu trên hệ  H2O - Ni2+ - Lm - HCO3- H22.

4. KẾT LUẬN

- Đã xác định được các điều kiện tạo phức trong hệ  H2O - Ni2+ - Lm và H2O - Ni2+ - Lm - HCO3-.

- Đã nghiên cứu sự tạo phức trong hệ H2O - Ni2+ - Lm và H2O - Ni2+ - Lm - HCO3-. Kết quả cho thấy phức chất Ni2+ - Lm có cực đại hấp thụ ở l = 505nm và có thành phần ứng với công thức [NiHL]+. Phức chất tạo thành giữa Ni2+ và Lm khá bền (K= 3,84.109). Phức chất Ni2 - Lm - HCO3- có cực đại hấp thụ ở l = 510nm và có thành phần ứng với công thức [Ni(HL)HCO3].

- Đối với quá trình  hoạt hoá H2O2 để oxyhoá Lm, phức chất [NiHL]+ có hoạt tính xúc tác yếu hơn nhiều so với phức [Ni(HL)HCO3].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Nhâm, hóa học vô cơ tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 2002

2. Nguyễn Văn Xuyến, luận án tiến sĩ khoa học hóa học, Hà Nội 1994

3. Trần Thị Minh Nguyệt, luận án tiến sĩ, Hà Nội 2002

4. Nguyễn Văn Xuyến, Trần Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hoa, Trần Xuân Hoành, Tuyển tập báo cáo tại hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III, Hà Nội 1998.

Xem nội dung đính kèm:  download

Phòng QLKH&ĐTSĐH
Truy cập: 7129 lượt
Chia sẻ :

♦ Ý kiến của bạn:

© 2013 Đại học Dân Lập Hải Phòng. Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thông tin Thư viện.