Khai thác các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng phục vụ cho du lịch

Nghiên cứu khoa học

Thứ bảy, 18/05/2024 - 18:31:19

Khai thác các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng phục vụ cho du lịch

Trong lịch sử hiển hách của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn - nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất - có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu và cháu ruột vua Trần Thái Tông. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (năm 1285) và lần thứ 3 (năm 1287), ông được cử làm Quốc Công Tiết chế thống lĩnh toàn quân đánh giặc.

 

Ở cương vị này, ông vừa là nhà chiến lược vạch ra đường lối tiến hành cuộc chiến tranh giữ gìn độc lập cho Tổ quốc vừa là người trực tiếp tổ chức thực hiện cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, giành được thắng lợi lẫy lừng. Công lao to lớn này đã đưa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lên hàng một thiên tài quân sự có tầm chiến lược và một anh hùng dân tộc công lao bậc nhất của nhà Trần. Nhân dân kính trọng, ngưỡng mộ ông đã lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Khi mất, ông được phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương. Tín ngưỡng dân gian đã đưa ông lên hàng các vị thánh - Đức Thánh Trần. Trần Hưng Đạo được nhân dân kính trọng và được thờ ở trên cả nước.

Tác giả: Nguyễn Thế Vũ Lớp: VH1301

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thanh Tùng

1. Thực trạng các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở lưu vực sông Bạch Đằng.

Sông Bạch Đằng là 1 dòng sông lịch sử, oai hùng gắn với những chiến thắng vĩ đại của dân tộc như Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Lê Hoàn đánh tan quân Tống và chiến tháng vĩ đại làm rạng danh non sông của Trần Hưng Đạo khi đánh tan quân Mông Nguyên. Tai nơi đây vẫn còn nhiều di tích lich sử thờ Hưng Đạo Đại Vương mang dấu ấn đặc biệt. Hai bên bờ lưu vực sông Bạch Đằng vẫn còn chứa đựng những chứng tích liên quan về trận chiến lịch sử của Trần Hưng Đạo đánh tan quân Mông Nguyên như cụm di tích Bạch Đằng ở bên huyện Yên Hưng, Quảng Ninh, các di tích bên Hải Phòng. Các di tích hai bên bờ lưu vực sông Bạch Đằng đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia và chứa đưng những giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt góp phần vào sự phát triển du lịch. Hai bên bờ lưu vực sông Bạch Đằng hứa hẹn sẽ trở thành điểm du lịch tiềm năng, đầy hấp dẫn, chứa đựng những chứng tích về Trần Hưng Đạo đánh tan quân Mông Nguyên, giáo dục cho những thế hệ mai sau về truyền thống bất khuất của dân tộc, về vị anh hùng vĩ đại, được nhân dân ngợi ca phong tặng là đức thánh Trần. Quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài nước về truyền thống của dân tộc, các di tích thờ Trần Hưng Đạo.

2. Thực trạng di tích.

Trong thời gian gần đây với sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là các ban ngành văn hóa du lịch các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng đã được trùng tu tôn tạo, các lễ hội được khôi phục. Tuy nhiên, việc khai thác các di tích này phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa tâm linh còn chưa được quan tâm đầu tư thích đáng: hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch còn yếu kém; việc tổ chức quản lý tại khu di tích còn hạn chế, đặc biệt là trong công tác bảo tồn và tôn tạo còn nhiều bất cập, chính vì vậy mà hiệu quả đạt được chưa cao.

3. Các giải pháp phát triển du lịch các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương ở lưu vực sông Bạch Đằng

- Xây dựng hình ảnh điểm đến cho du lịch 2 bên bờ lưu vực sông Bạch Đằng -  Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

 - Xây dựng tour du lịch chuyên đề.

5 Kết luận.

Qua đề tài: “Khai thác các di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bên lưu vực sông Bạch Đằng phục vụ cho du lịch” cho ta hiếu sâu hơn về lịch sử dân tộc, những chiến thắng lẫy lừng chấn động năm châu. Biết thêm về 1 anh hùng dân tộc, có tài có đức được nhân dân phong là Đức Thánh Trần, đó là Trần Hưng Đạo.  Những di tích thờ Trần Hưng Đạo bên lưu vực sông Bạch Đằng vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân Việt Nam, ghi nhớ công lao, tài đức của vị Anh hùng dân tộc. Thông qua các di tích thờ Trần Hưng Đạo bên lưu vực sông Bạch Đằng ta không chỉ thấy những giá trị lịch sử văn hóa, tâm linh mà ta còn thấy những giá trị độc đáo về kiến trúc, điêu khắc trạm trổ của những công trình, vì kèo… Còn lưu giữ được những chứng tích về trận chiến oai hùng trên sông Bạch Đằng, các sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam cho các di tích, các đồ vật cổ mang tính nghệ thuật độc đáo cao. Bên cạnh việc tìm hiểu về các giá trị của di tích, ta còn tìm hiểu về hiện trạng vả khả năng phục vụ cho du lịch của các di tích. Từ đó ta đưa ra các biện pháp phát triển du lịch, nâng cao đời sống nhân dân địa phương, các phương án bảo tồn các di tích, bảo tồn các nét đẹp văn hóa, giá trị lich sử, tâm linh về anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đồng thời ta đưa ra các phương án phát triển mang tính bền vững, quảng bá với du khách trong và ngoài nước về các giá trị của di tích, về nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử dân tộc Trần Hưng Đạo và chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên – Mông trên sông Bạch Đằng lừng lẫy năm châu.

Phòng QLKH&ĐTSĐH
Truy cập: 688 lượt
Chia sẻ :

♦ Ý kiến của bạn:

© 2013 Đại học Dân Lập Hải Phòng. Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thông tin Thư viện.