Bài trích Tạp chí Du lịch số 5 năm 2014

Tài liệu học tập

Thứ bảy, 18/05/2024 - 19:53:35

Bài trích Tạp chí Du lịch số 5 năm 2014

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc Tạp chí số Du lịch số 5 năm 2014 tại Phòng Đọc tầng 5 nhà G - Trung tâm Thông tin Thư viện - Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
1. Du lịch Việt Nam hướng mặt ra biển đảo/ Hồ Anh Tuấn// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 10+11 - 49.
Nhìn hình thể Tổ quốc, với vị trí địa văn hóa, địa kinh tế, địa chính trị, trải dài trên 3260km bờ biển, hàm chứa hàng ngàn đảo lớn nhỏ, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biển đã, đang và sẽ là “mặt tiền”, “là cửa ngõ lớn” của Việt Nam ra thế giới và thế giới vào Việt Nam. Không gian biến đảo Việt Nam thực sự không chỉ là môi trường sống, không gian sinh tồn, mà còn là mạch nguồn của giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam với thế giới, trong đó du lịch như dòng hải lưu không ngưng nghỉ, tích hợp đa mực tiêu trong sự vận động và phát triển.
Từ khóa:  Du lịch Việt Nam, đảo, du lịch biển đảo.
2. Tác động của chính sách đơn giản hóa thị thực nhập cảnh đối với các nước Asean/ Lê Tuấn Anh// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 17 - 18.
Tại diễn đàn du lịch Asean (ATF) 2014 tại Kuching, Malaysia, tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về tác động của chính sách thị thực nhập cảnh đối với các nước Asean. Tác giả bài viết này giới thiệu và phân tích một số kết quả cơ bản của nghiên cứu này, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa đối với các nước Asean và Việt Nam, với những nội dung: đối với tăng trưởng khách du lịch đến các nước Asean, đối với lượng khách du lịch đến Asean, đối với tổng thu du lịch quốc tế và việc làm, ý nghĩa của nghiên cứu đối với Asean và Việt Nam.
Từ khóa:  diễn đàn du lịch Asean, chính sách đơn giản hóa thị thực nhập cảnh, các nước Asean,tăng trưởng khách du lịch.
3. Đảm bảo tính bền vững cho du lịch Cù Lao Chàm/ Hồ Tấn Cường// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 28 - 29.
Năm 2009, Cù Lao Chàm và vùng cửa sông Thu Bồn – Hội An được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Kể từ đó lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm tăng nhanh theo từng năm. Theo đó các dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Lượng khách gia tăng cũng đã và đang góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra một thách thức lớn là làm thế nào để vừa có thể nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời bảo tồn được các giá trị đa dạng sinh học thông qua phát triển du lịch theo hướng bền vững…        
Từ khóa:  tính bền vững, phát triển bền vững, du lịch, Cù Lao Chàm.
4. Nhận thức và phương thức xây dựng thương hiệu điểm đến/ Phạm Quang Hưng// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 37 - 38.
Trong những năm vừa qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ giá trị tuyệt đối về khách và nhất là so với một số quốc gia trong khu vực, thậm chí ít tiềm năng du lịch hơn Việt Nam rất nhiều, thì lượng khách quốc tế tới du lịch Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch hiện có. Để có thể thúc đẩy ngành kinh tế quan trọng này, cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó nhiệm vụ xây dựng thương hiệu cho điểm đến du lịch Việt Nam đóng vai trò vô cùng thiết yếu.
Từ khóa:  thương hiệu điểm đến, du lịch, Việt Nam.
5.  Ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá xúc tiến du lịch/ Phương Linh// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 44 - 46.
Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến. Ý thức rõ tầm quan trọng đó, để có thể sớm bắt nhịp vào xu hướng phát triển, kinh doanh du lịch chung, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều thay đổi, biến động trong khu vực và trên thế giới, các công ty kinh doanh du lịch không có lý do nào khác ngoài việc phải tự thay đổi mình để từng bước thích ứng với các điều kiện của một sân chơi chung, nhiều cạnh tranh nhưng cần bình đẳng. Trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua thực tiễn triển khai của Công ty CP Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) để làm rõ, trao đổi cùng bạn đọc.
Từ khóa:du lịch, công nghệ thông tin, quảng bá du lịch.
6. Marketing di động trong thực tiễn kinh doanh/ Nguyễn Phan Anh, Phạm Long Châu// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 47 - 48.
Marketing di động là một xu hướng phát triển mạnh mẽ và có tính ứng dụng cao trong hoạt động marketing chiến lược của các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Đây là một loại hình marketing quan trọng trong hoạt động marketing điện tử mà ngày nay các doanh nghiệp, tổ chức và khách hàng vô cùng quan tâm bởi tính năng ưu việt của loại hình marketing này. Các vấn đề về marketing di động được đề cập đến trong bài báo này bao gồm: Xúc tiến bán hàng di động và ứng dụng marketing di động dựa trên định vị vị trí; marketing kỹ thuật số dựa trên khoảng cách gần và định vị vị trí; marketing thông qua việc phát triển, sử dụng các ứng dụng phần mềm; marketing tìm kiếm di động và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm di động; thanh toán di động và thương mại di động; ứng dụng di động cho  các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khóa:  marketing di động, bán hàng di động, marketing kỹ thuật số, doanh nghiệp, Việt Nam.
7. Vực dậy thương hiệu du lịch Đồ Sơn/ Trần Phương// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 57.
Đồ Sơn vốn là khu nghỉ mát có tiếng xưa nay, từng là nơi thu hút sự quan tâm của các bậc danh tài mặc khách và tu hành trong cũng như ngoài nước. Theo các chuyên gia du lịch, khu du lịch Đồ Sơn hiện đang tụt hậu so với Bãi Cháy, Hạ Long, Cát Bà, Cửa Lò, Hội An, Đà Lạt,…cả về cơ sở hạ tầng lẫn tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ. Đáng chú ý là thương hiệu Du lịch Đồ Sơn đang đứng trước nguy cơ mất dạng trong các cuốn cẩm nang du lịch hay các chương trình du lịch quốc gia và quốc tế…
Từ khóa:  Đồ Sơn, thương hiệu du lịch,khu nghỉ mát.
8. Đổi mới công tác đào tạo trong du lịch/ Hoàng Văn Thái, Nguyễn Hải Yến// Tạp chí Du lịch .- Số 5/2014 .- Tr. 63.
Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, lực lượng lao động có xu hướng quốc tế hóa cao, nhưng nhân lực du lịch Việt Nam mới chỉ có 60% sử dụng được ngoại ngữ và mức thành thạo không đồng nhất do sự khác biệt về hệ thống chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cơ sở đào tạo. Bài báo này đề cập đến vấn đề ngành du lịch Việt Nam cần khẩn trương đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo ngoại ngữ gắn với nhiệm vụ “dạy ngoại ngữ theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, đảm bảo năng lực ”
Từ khóa:  du lịch, ngoại ngữ, đào tạo ngoại ngữ, Việt Nam.
Trung tâm Thông tin Thư viện

Truy cập: 7741 lượt
Chia sẻ :

♦ Ý kiến của bạn:

© 2013 Đại học Dân Lập Hải Phòng. Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thông tin Thư viện.