Thạc sỹ

  Thứ năm, 02/10/2014 - 07:14:31

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh

Nội dung chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Dân lập Hải Phòng cụ thể như sau:
1.   Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
 -    Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quản trị kinh doanh
+ Tiếng Anh: Business Administration
-     Mã số chuyên ngành:          60.34.01.02
-     Trình độ đào tạo:                Thạc sĩ
-     Thời gian đào tạo:               2 năm
-     Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Business Administration
2.   Mục tiêu của chương trình đào tạo
    Chương trình nhằm đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) có kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà quản lý thành công trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau; những cán bộ có năng lực nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng thuộc khối ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế.
 2.1.  Về kiến thức
      Chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh tạo cơ hội để người học có thể:
    Nắm vững kiến thức và kĩ năng chuyên sâu của các chức năng quản trị kinh doanh;
   Cập nhật và hoàn thiện các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm việc theo nhóm và kĩ năng giám sát; đồng thời hoàn thiện kĩ năng giao tiếp, thuyết trình và suy luận có tính phê phán;
    Hoàn thiện khả năng đưa ra quyết định phù hợp với đạo đức và luật pháp;
    Phát triển khả năng thực thi trách nhiệm trong một môi trường kinh doanh có tính hội nhập toàn cầu và đầy biến động.
 2.2.  Về kỹ năng
    Ngoài các kiến thức và kĩ năng chung, chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh được xây dựng nhằm mục tiêu trang bị chuyên sâu cho người học các kiến thức và kĩ năng về:
     Nhận dạng cơ hội kinh doanh, huy động và tổ chức nguồn lực để thực hiện thành công các cơ hội đó;
    Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với các đặc điểm kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh;
     Nhận dạng và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hữu hạn của tổ chức;
     Làm chủ các kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng ra quyết định để đương đầu với các biến động
 2.3.  Vị trí công việc có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
-   Có khả năng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý nhà nước;
-   Là các chuyên gia tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp trong điều hành quản lý và sản xuất kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, tham gia lập dự án và thẩm định các dự án kinh doanh của doanh nghiệp...;
-   Là các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh ở các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước;
-   Có thể tiếp tục nghiên cứu để giảng dạy chuyên sâu về quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp;
-   Tiếp tục tham gia đào tạo ở bậc tiến sĩ trong và ngoài nước về chuyên ngành quản trị kinh doanh.
3.  Đối tượng tuyển sinh
Theo quy chế đào tạo thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người được dự thi vào học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại các cơ sở đào tạo nói chung và tại Trường Đại học Dân lập Hải Phòng nói riêng cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a)  Về văn bằng
-   Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh;
-   Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Kinh doanh, Kinh tế học, Quản lý, Kế toán - Kiểm toán và Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm;
-   Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành như: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Xây dựng, Kiến trúc, Điện - Điện tử, Môi trường, Quốc tế học, Luật học, Văn hóa, Du lịch, Tiếng Anh và các ngành xã hội, kỹ thuật khác.
b)  Về học lực và kinh nghiệm công tác
-   Những người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được dự thi tuyển ngay sau khi tốt nghiệp đại học;
-    Những người có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi.
c)  Về yêu cầu học chuyển đổi
-    Học viên có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy nhóm ngành Kinh doanh, Kinh tế học, Quản lý, Kế toán - Kiểm toán và Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm không có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm  6 học phần (18 tín chỉ):
TT
Học phần
Số tín chỉ
Ghi chú
1
Quản trị học
3

2
Marketing căn bản
3

3
Quản trị sản xuất
3

4
Quản trị tài chính doanh nghiệp
3

5
Quản trị chiến lược
3

6
Quản trị nhân sự
3


Tổng cộng
18

-    Học viên có bằng tốt nghiệp đại học chính qui các ngành như: Toán, Toán Tin, Công nghệ thông tin, Tin học ứng dụng, Xây dựng, Kiến trúc, Điện - Điện tử, Môi trường, Quốc tế học, Luật học, Văn hóa, Du lịch, Tiếng Anh và các ngành xã hội, kỹ thuật khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 10 học phần (30 tín chỉ):
TT
Học phần
Số tín chỉ
Ghi chú
1
Kinh tế vi mô
3

2
Kinh tế vĩ mô
3

3
Quản trị học
3

4
Marketing căn bản
3

5
Lý thuyết tài chính tiền tệ
3

6
Nguyên lý Kế toán
3

7
Quản trị tài chính doanh nghiệp
3

8
Quản trị nhân sự
3

9
Quản trị chiến lược
3

10
Quản trị sản xuất
3


Tổng cộng
30

 d)  Hồ sơ đăng ký dự thi
* Hồ sơ bao gồm:
-    Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu);
-    Lý lịch khoa học (theo mẫu) dán ảnh cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm);
-    Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố;
-    Quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác để xét về đối tượng ưu tiên, bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền các loại giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
-    Một bản sao có công chứng hoặc nơi cấp sao y bằng tốt nghiệp đại học. Thí sinh có bằng tốt nghiệp ngành gần nộp kèm chứng chỉ bổ túc kiến thức do Trường Đại học Dân lập Hải Phòng cấp;
-    Chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ (nếu có);
-    Hai phong bì có dán tem ghi địa chỉ liên lạc của thí sinh. Hai ảnh 4x6 chụp chân dung trong thời gian 1 năm tính đến ngày dự thi, ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh.
e)  Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho Trường Đại học Dân lập Hải Phòng chậm nhất là 30 ngày trước ngày thi môn đầu tiên.
Cơ sở đào tạo lập danh sách thí sinh dự thi, làm thẻ dự thi, gửi giấy báo thi cho thí sinh chậm nhất 15 ngày trước ngày thi môn đầu tiên.
4. Hình thức tuyển sinh và đào tạo
 *   Thi tuyển với các môn thi sau đây (thời gian làm bài mỗi môn là 180 phút):
+   Cơ sở ngành:       Quản trị học
+   Chuyên ngành:    Quản trị nhân sự
+   Ngoại ngữ:          Tiếng Anh
 *    Điều kiện trúng tuyển: Thí sinh trúng tuyển phải đạt từ điểm 5 (thang điểm 10) trở lên ở cả 3 môn thi.
 *    Đào tạo theo học chế tín chỉ, đào tạo theo hình thức không tập trung (người học được dành một phần thời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung là 2 năm học).
5. Điều kiện tốt nghiệp
  a.   Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ của học viên đạt được ở mức tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 của khung Châu Âu, đáp ứng yêu cầu theo khoản 1a điều 28 thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  b.   Có đủ điều kiện để bảo vệ luận văn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
   -    Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ;
   -    Đã học xong và đạt yêu cầu các môn học trong chương trình đào tạo;
   -    Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
   -    Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.
  c.   Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu.
6.  Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh được xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của các trường Đại học trong nước như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương và một số  trường Đại học nước ngoài của Singapore.
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh như sau:
  *   Tổng số tín chỉ phải tích lũy là 46 tín chỉ, trong đó:
-   Khối kiến thức chung (bắt buộc):                       06 tín chỉ
-   Khối kiến thức cơ sở chuyên ngành:                  14 tín chỉ
                      Bắt buộc:                                        10 tín chỉ
                     Tự chọn:                                          04 tín chỉ
-   Khối kiến thức chuyên ngành:                           16 tín chỉ
                     Bắt buộc:                                         07 tín chỉ
                     Tự chọn:                                          09 tín chỉ                          
-   Luận văn tốt nghiệp:                                           10 tín chỉ         
 *   Yêu cầu đối với luận văn:
-    Thể hiện hiểu biết sâu sắc về kiến thức và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc giải quyết đề tài nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; kết quả luận văn có giá trị đối với lĩnh vực nghiên cứu, hoạt động thực tiễn của học viên;
-    Luận văn có khối lượng khoảng 80 trang A4, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù đề tài nghiên cứu nhưng không quá 100 trang, được chế bản theo mẫu qui định chung của trường Đại học Dân lập Hải Phòng;
-    Kết quả nghiên cứu luận văn được khuyến khích đăng trên các tạp chí khoa học thuộc Danh mục Tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học qui đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Trường hợp kết quả luận văn được trích đăng trên các tạp chí thuộc danh mục trên trước khi học viên bảo vệ luận văn, điểm đánh giá luận văn của học viên sẽ được cộng từ 0,5 đến 1,0 điểm tùy theo mức điểm công trình tối đa của tạp chí trong Danh mục trên.
 6.2.  Danh mục các học phần
TT
Mã số học phần
Tên học phần
Khối lượng (tín chỉ)
Phần
chữ
Phần
số
Tổng số
LT
TH, TN, TL
I
PHẦN KIẾN THỨC CHUNG
6
(13% thời lượng CTĐT)
1
QTTH
501
Triết học
2
2
0
2
QTTA
502
Tiếng Anh
4
3
1

 

Cộng
6
5
1
II
PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ
14
(30% thời lượngCTĐT)
II.1
Các học phần bắt buộc
10
(21% thời lượng CTĐT)
3
QTKT
511
Kinh tế Vi mô nâng cao
2
1
1
4
QTVM
512
Kinh tế Vĩ mô nâng cao
2
1
1
5
QTCL
513
Quản trị chiến lược nâng cao
2
1
1
6
QTQĐ
514
Ra quyết định quản trị
2
1
1
7
QTKL
515
Kinh tế Lượng nâng cao
2
1
1

 

Cộng
10
5
5
II.2
Các học phần lựa chọn
(chọn 2/6 học phần – 4/12 tín chỉ)
4
(9% thời lượng CTĐT)
8
QTNC
516
Phương pháp NCKH
2
1
1
9
QTĐĐ
517
Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế
2
1
1
10
QTQT
518
Kinh tế học quốc tế nâng cao
2
2
2
11
QTTT
519
Hệ thống thông tin quản trị
2
1
1
12
QTTK
520
Thống kê kinh doanh
2
1
1
13
QTPL
521
Các vấn đề pháp lý trong kinh doanh
2
1
1

 

Cộng
4
2
2
III
PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
16
(35% thời lượng CTĐT)
III.1
Các học phần bắt buộc
7
(15% thời lượng CTĐT)
14
QTTC
531
Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao
3
2
1
15
QTMA
532
Marketing dịch vụ nâng cao
2
2
1
16
QTNL
533
Quản trị nguồn nhân lực nâng cao
2
1
1



Cộng
7
5
3
III.2
Các học phần lựa chọn
(chọn 4/8 học phần – 9/18 tín chỉ)
9
(20% thời lượng CTĐT)
17
QTSX
534
Quản trị sản xuất và tác nghiệp nâng cao
3
2
1
18
QTKQ
535
Kế toán Quản trị nâng cao
3
2
1
19
QTCC
536
Quan hệ công chúng
2
1
1
20
QTXH
537
Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
2
1
1
21
QTDA
538
Quản trị dự án nâng cao
2
1
1
22
QTRR
539
Quản trị rủi ro và thay đổi
2
1
1
23
QTCL
540
Quản trị chất lượng nâng cao
2
1
1
24
QTĐC
541
Thị trường và các định chế tài chính
2
1
1

 

Cộng
9
5
4
IV
 
Luận văn
10
(22% thời lượng CTĐT)
 
 
Tổng cộng:
46
(100% thời lượng CTĐT)
7.   Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy
7.1.  Giảng viên cơ hữu
Stt
Họ tên giảng viên
Stt
Họ tên giảng viên
1
PGS.TS. Trần Trọng Phúc
6
TS. Nguyễn Văn Tỉnh
2
PGS.TS. Phan Thị Thuận
7
TS. Đinh Hữu Quý
3
PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh
8
TS. Đoàn Văn Dân
4
TS. Lã Văn Bạt
9
TS. Nguyễn Bá Cần
5
TS. Nguyễn Xuân Năm
10
TS. Hoàng Chí Cương
7.2.  Giảng viên thỉnh giảng
Stt
Họ tên giảng viên
Stt
Họ tên giảng viên
1
GS.TS. Phạm Vân Đình
7
TS. Nguyễn Văn Nghiến
2
PGS.TS. Đan Đức Hiệp
8
TS. Nguyễn Ngọc Điện
3
PGS.TS. Nghiêm Sỹ Thương
9
TS. Đỗ Quang Giám
4
PGS.TS. Tăng Văn Khiên
10
TS. Nguyễn Thị Dương Nga
5
PGS.TS. Đỗ Văn Viện
11
TS. Nguyễn Thị Mỵ
6
TS. Nguyễn Xuân Quang


Khoa Quản trị kinh doanh
 
 
 
♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn