TIN TỨC

  Thứ hai, 18/11/2013 - 09:21:15

Bài trích Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 21 năm 2013

Kính mời độc giả tìm đọc tại Phòng đọc NCKH - Trung tâm Thông tin - Thư viện - Trường Đại học Dân lập Hải Phòng

1. Kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực/ Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Đình Chung// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 21 .- 11/2013 .- Tr. 18 - 21.
Lạm phát trong quý III/2013 đã có những diễn biến theo đúng quy luật khoảng 3 năm trở lại đây và đúng theo những dự đoán trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong quý III/2013 đã có dấu hiệu tăng nhanh trở lại qua từng tháng, lần lượt ở mức tăng 0,27% (tháng 7), 0,83% (tháng 8) và 1,06% (tháng 9) so với tháng trước. Có thể thấy, tương tự như năm 2012, tháng 9 tiếp tục là tháng có tốc độ tăng CPI cao nhất trong quý III/2013 (tháng 9/2012 CPI cũng tăng rất mạnh, lên tới 2,2%). Bên cạnh đó, các yếu tố chi phối diễn biến lạm phát trong quý III cũng như trong tháng 9 tiếp tục là yếu tố chi phí đẩy (điều chỉnh giá hàng hóa dịch vụ thiết yếu như xăng dầu, điện nước, dịch vụ y tế…) cùng yếu tố mùa vụ (chi phí dịch vụ giáo dục tăng khi vào mùa tựu trường). Một điểm khác biệt so với diễn biến lạm phát cùng kỳ năm ngoái là lạm phát trong quý III/2013 còn chịu ảnh hưởng lớn từ việc CPI nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng trở lại.
Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, Việt Nam.

2. Điều hành lãi suất và tỷ giá đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô/ Lan Ngọc// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 21 .- 11/2013 .- Tr. 22 - 23
Mặt bằng lãi suất giảm và tỷ giá ổn định là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô trong năm qua. ở bình diện chung, lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh so với cuối năm 2011 và quay về xấp xỉ mức của năm 2007. Sau những năm có nhiều bất ổn, xáo trộn, thị trường ngoại hối và tỷ giá dần lấy lại sự ổn định, lòng tin vào đồng Việt Nam được củng cố, tình trạng đô la hóa từng bước giảm bớt, dự trữ ngoại hối tăng đáng kể. Từ quý IV/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát, đồng thời hài hòa trong mối quan hệ với tỷ giá đã phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá.
Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá.

3. Thực trạng và giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long/  Phạm Văn Hiếu// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 21 .- 11/2013 .- Tr. 24 
Bảo hiểm nông nghiệp được triển khai từ khá sớm ở Việt Nam. Năm 1983, Tập đoàn Bảo Việt là đơn vị đi đầu đối với lĩnh vực kinh doanh này, tiếp sau đó là các doanh nghiệp: Công ty Bảo hiểm Agribank (ABIC), Tổng Công ty CP Bảo Minh và Công ty Bảo hiểm Groupama 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm này cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vật nuôi, cây trồng, hoạt động ngư nghiệp, chủ yếu là bảo hiểm tôm, cá tại các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, sau hơn chục năm đi vào hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp này đã tạm ngừng hoạt động bảo hiểm nông nghiệp để đánh giá lại thị trường, nhìn nhận những tổn thất và có chiến lược phát triển mới.
Từ khóa: Bảo hiểm nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long.

4. Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong quản trị quan hệ khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam/ Đỗ Giang Nam// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 21 .- 11/2013 .- Tr. 25 - 30
Hội nhập kinh tế quốc tế đi liền với các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính cho phép các ngân hàng nước ngoài được hoạt động và đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước. Với ưu thế hơn hẳn về kinh nghiệm, quy mô, công nghệ, các ngân hàng nước ngoài sẽ xói mòn dần những đặc điểm vốn được coi là thế mạnh của các ngân hàng trong nước như sự am hiểu thị trường, mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Tuy nhiên, theo quan điểm tích cực, xu hướng hội nhập được xem là động lực buộc các ngân hàng Việt Nam phải liên tục hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị nhằm cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, quản trị quan hệ khách hàng được ngân hàng xem là cách thức hữu hiệu nhằm duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp vốn mang lại một tỷ trọng doanh thu chủ yếu cho các ngân hàng.
Từ khóa: Quản trị quan hệ khách hàng, ngân hàng thương mại Việt Nam.

5. Quản trị quan hệ khách hàng tại Vietcombank/ Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Lương Cúc Phương// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 21 .- 11/2013 .- Tr. 31 - 34
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh yêu cầu về khả năng thanh khoản, tăng trưởng tín dụng,... Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) chính là nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi ngân hàng. Bởi vì khách hàng là đối tác đem đến lợi nhuận của ngân hàng và ngân hàng nào mang đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, ngân hàng đó sẽ phát triển bền vững. Do vậy, chiến lược thực hiện CRM hiệu quả, từ đó duy trì lòng trung thành và mở rộng quan hệ với khách hàng luôn là mục tiêu xuyên suốt mà các ngân hàng cố gắng thực hiện và Vietcombank cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Từ khóa: Vietcombank, Quản trị quan hệ khách hàng.

6. Định hướng ứng dụng mô hình công ty chứng khoán hóa tại Việt Nam/ Phạm Kim Loan// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 21 .- 11/2013 .- Tr. 35 - 36
Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa là khái niệm mới đối với thị trường tài chính nước ta, song đã phát triển tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có cần thiết ứng dụng và phát triển kỹ thuật này tại Việt Nam và nếu áp dụng thì sẽ theo mô hình nào? Sự ra đời và đi vào hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mang “dấu ấn” đầu tiên về một công ty chứng khoán hóa đã củng cố và trở thành định hướng, tiền đề cho việc áp dụng kỹ thuật này tại Việt Nam trở nên hiện thực hơn. Bài viết phân tích, giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên và đưa ra mối liên hệ từ hoạt động của VAMC đến mô hình công ty chứng khoán hóa sẽ được áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Công ty chứng khoán, Việt Nam.

7. Hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam/Đào Duy Tiên// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 21 .- 11/2013 .- Tr. 37 - 38
Hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đã diễn ra lâu đời ở các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, đây lại là một hoạt động tương đối mới mẻ. M&A ngân hàng là một trong những biện pháp quan trọng để tái cấu trúc và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập và được xem là một trong những giải pháp đáng chú ý và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của các ngân hàng Việt Nam. Bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm về hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng của một số nước trên thế giới như Mỹ, Các nước Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia..., qua đó rút ra một số  bài học kinh nghiệm cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam.

Từ khóa: Ngân hàng, thế giới, Việt Nam

Trung tâm Thông tin - Thư viện

 

♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Tin nổi bật

Tin mới nhất

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn