Thư viện

  Thứ năm, 16/02/2017 - 10:31:32

Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 1 và 2 năm 2017

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 1+2 năm 2017.
1. Chính sách tài khóa với tăng trường kinh tế Việt Nam/ Lê Thị Mận, Mai Bình Dương// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 40 – 43
Tóm tắt: Kinh tế xã hội Việt Nam năm 2016 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính thế giới và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết dứt điểm. Trước tình hình này, chính phủ chủ trương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm thông qua nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Ngoài việc phân tích thực trạng nền kinh tế và chính sách tài khóa tại Việt Nam, bài viết phân tích những tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: Chính sách tài khóa; Tăng trưởng kinh tế; Kinh tế; Việt Nam
 
2. Tiếp cận Basel III trong quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam/ Đặng Văn Dân// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 44 – 47
Tóm tắt: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro thanh khoản được xem là loại rủi ro cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra hàng loạt tác động nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, từ giảm uy tín đến phá sản ngân hàng, kể cả làm sụp đổ cả hệ thống. Từ đó, các ngân hàng hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản và tích cực triển khai các chiến lược quản trị khoa học đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó triển khai Basel III được xem là một định hướng tiến bộ và hiệu quả. Bài viết trên nền tảng phân tích những rủi ro xuất phát từ yếu tố thanh khoản đến hệ thống ngân hàng, sẽ trình bày nội dung của Basel III liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản và tình hình ứng dụng Basel ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số ý kiến xây dựng mang tính nền tảng tiếp cận để việc ứng dụng Basel III trong quản trị rủi ro thanh khoản ở Việt Nam trong tương lai được hiệu quả hơn.
Từ khóa: Ngân hàng; Thanh khoản; Quản trị rủi ro; Basel III
 
3. Phát triển bền vững thời kỳ hậu mua bán sáp nhập nhân hàng/ Vương Thị Minh Đức// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 48 – 53
Tóm tắt: Tái cấu trúc hệ thống nhân hàng là việc củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo phát triển hệ thống ngân hàng đa năng, hiện đại, hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, vững chắc, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo cạnh tranh trong môi trường đầy biến động của thế giới. Trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam, hoạt động mua bán sáp nhập được xem như là một trong những biện pháp quan trọng mà ngân hàng nhà nước thực hiện nhằm tổ chức sắp sếp lại các ngân hàng, góp phần ổn định và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng khá rộng và phức tạp, trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào việc xem xét vấn đề phát triển bền vững thời kỳ hậu mua bán sáp nhập ngân hàng.
Từ khóa: Ngân hàng; Tái cấu trúc; Mua bán; Sáp nhập
 
4. Quyền xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng và giải pháp hoàn thiện khung pháp lý/ Phạm Hữu Hùng// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 54 – 57
Tóm tắt: Những năm qua hệ thống ngân hàng đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm xử lý nợ xấu, thu hồi nợ vay, khơi thông nguồn vốn tín dụng. Bên cạnh các giải pháp bán nợ, cơ cấu lại khoản nợ…, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là giải pháp quan trọng nhất để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do các quy định của pháp luật bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định về bảo vệ quyền chủ nợ của các TCTD. Các bất cập của hệ thống pháp luật và các vướng mắc nảy sinh trong việc thi hành các quy định pháp luật làm cho cơ chế bảo vệ quyền chủ nợ hợp pháp của các TCTD hoạt động kém hiệu quả, khiến tốc độ thu hồi nợ xấu đang diễn ra chậm chạm, mất nhiều thời gian, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: Tổ chức tín dụng; Khung pháp lý; Nợ xấu; Tài sản bảo đảm; Ngân hàng
 
5. Chủ động phòng ngừa rủi ro từ tín dụng nhà ở/ Hà Mạnh Hùng// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 58 – 60
Tóm tắt: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008 rõ ràng bắt nguồn từ tín dụng nhà ở. Nhìn rộng ra, khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Âu xảy ra trong các năm 1997-1998 cũng chủ yếu bắt nguồn từ tín dụng bất động sản. Tương tự, khủng hoảng của hệ thống ngân hàng Nhật Bản trong thập niên 1990 cũng cơ bản bắt nguồn từ thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản cũng là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ nợ xấu cao cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc trong các năm 2000.
Từ khóa: Tín dụng; Ngân hàng; Bất động sản
 
6. Lạm phát năm 2016 nằm trong vùng mục tiêu/ Ngọc Linh// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 61 – 63
Tóm tắt: Với các giải pháp đồng bộ, khá toàn diện và cách thức điều hành chủ động, linh hoạt của ngân hàng nhà nước trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, trong năm 2016 dòng tiền lưu chuyển giữa khu vực ngân hàng và nền kinh tế diễn biến khá ổn định, phù hợp, dòng tiền đầu cơ đã suy giảm, hiệu quả sử dụng vốn được kiểm soát,… diễn biến tiền tệ tích cực đó đã hỗ trợ cho mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đề ra trong năm 2016.
Từ khóa: Chính sách tiền tệ; Ngân hàng; Lạm phát
 
7. Những điểm nổi bật của kinh tế thế giới 2016 và xu hướng năm 2017/ Trang Ngọc// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 64 – 68
Tóm tắt: Bức tranh kinh tế thế giới năm 2016 nhìn chung chưa có thêm điểm sáng so với năm 2015, mà thậm chí thêm vào đó là những gam màu bất ổn trước những ảnh hưởng của các yếu tố chính trị. Kinh tế toàn cầu tiếp tục vẫn phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng trì trệ, hoạt động thương mại giảm sút, dòng vốn liên tục xoay chiều và giá cả hàng hóa tiếp tục có những biến động ngoài dự đoán. Những vấn đề nổi bật từ những năm trước như xu hướng giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc, sự đi xuống của giá dầu, những bất ổn xoay quanh tình hình nợ công và hệ thống ngân hàng tại khu vực EU, rủi ro tác động lan tỏa của định hướng điều hành chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế chủ chốt,…vẫn tiếp tục chi phối diễn biến kinh tế toàn cầu trong năm 2016. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị có xu hướng gia tăng, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy,…cũng góp phần làm tăng thêm tính bất ổn khó lường trong diễn biến kinh tế toàn cầu, và đang tạo tiền đề cho một quá trình điều chỉnh chính sách cũng như cấu trúc kinh tế tại một số quốc gia trên thế giới.
Từ khóa: Kinh tế; Kinh tế thế giới; Kinh tế toàn cầu 
 
8. 5 cách FINTECH sẽ thay đổi ngành ngân hàng/ Ngọc Hà// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 69 – 70
Tóm tắt: Bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc tập trung nhiều hơn vào khách hàng, song dường như các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính (FINTECH) lại đang thực hiện điều này hiệu quả hơn. Thực tế, trong khi FINTECH đang biến những nhu cầu thực tế của khách hàng trở thành cơ hội kinh doanh mới, các ngân hàng truyền thống vẫn đang tập trung tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ. Không chỉ có vậy, FINTECH còn có thể liên tục cải tiến sản phẩm một cách nhanh chóng để làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
Từ khóa: FINTECH; Ngân hàng; Khách hàng; Công nghệ tài chính
 
9. Chính sách thu hút kiều hối của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam/ Vũ Văn Thực// Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ .- Số 1+2/2017 .- Tr. 71 – 74
Tóm tắt: Kiều hối đóng một vai trò rất quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Những năm vừa qua, dòng kiều hối chuyển về nước ta không ngừng gia tăng, qua đó đã góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, cũng như nâng cao đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân. Có được thành quả đó là do chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại trong nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích thu hút Việt kiều ở nước ngoài chuyển tiền về nước cho thân nhân, đầu tư, kinh doanh…Tuy đạt được một số thành tựu khá khích lệ, song tiềm năng, lợi thế từ dòng vốn này vẫn chưa được khai thác hết. Bài viết sẽ tìm hiểu chính sách thu hút kiều hối của một số quốc gia, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
Từ khóa: Kiều hối; Chính sách kiều hối; Tăng trưởng kinh tế
 
Trung tâm Thông tin Thư viện
♦ Ý kiến của bạn
Chia sẻ :

Địa chỉ: Số 36 - Đường Dân Lập - Phường Dư Hàng Kênh - Quận Lê Chân - TP Hải Phòng
Điện thoại: 0225 3740577 - 0225 3833802 -- Fax: 0225.3740476 Email: webmaster@hpu.edu.vn