GDTC - Thời gian: từ 18/01/2014 - 1/07/2014 Chủ nhật, 28/04/2024 - 11:39:29

Hướng dẫn thực hiện quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT trong việc cho điểm quá trình

Sau 7 năm thực hiện quy chế 25/2006/ QĐ-BGDĐT và 6 năm thực hiện Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho điểm quá trình, nhà trường đã có nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai trong từng giai đoạn về việc cho điểm quá trình.

Việc này đã giúp đánh giá quá trình học tập, thúc đẩy sinh viên tích cực, có trách nhiệm hơn với việc học của chính mình. Tuy nhiên đối với một số môn, đặc biệt là các môn chỉ có lý thuyết, việc điểm quá trình đồng loạt đều chiếm 30% cũng đã bộc lộ một số bất cập.

Bắt đầu từ năm học 2013-2014, với phần mềm ACC Quản lý giảng đường của Trung tâm thông tin thư viện được đưa vào sử dụng đã hỗ trợ giảng viên rất tốt trong việc kiểm soát giờ học tập, phát huy tính năng động của sinh viên, đồng thời cũng hỗ trợ sinh viên trong việc tự kiểm soát quá trình học tập của mình.

Năm học 2013-2014 cũng là năm đội ngũ giảng viên nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển từ việc lấy giảng viên làm trung tâm sang lấy sinh viên làm trung tâm. Tháng 11/2013, nhà trường đã tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm giữa ban chủ nhiệm các khoa, bộ môn, với GV khoa QTKD về việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Qua cuộc họp các giảng viên đã nhận thấy, việc đổi mới phương pháp làm tăng tính năng động, tự chủ, khả năng tự tìm hiểu, làm việc của sinh viên, do đó hiểu sâu sắc hơn các vấn đề chuyên môn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến, quan điểm của mình trước tập thể. Từ các vấn đề đã được thảo luận trên, từ học kỳ II năm học 2013-2014, việc cho điểm quá trình sẽ được thực hiện theo hướng đổi mới, linh hoạt hơn cho phù hợp đặc điểm từng môn học.

Được sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phòng đào tạo hướng dẫn việc cho điểm quá trình như sau:

1. Điểm học phần bao gồm :

Điểm đánh giá trong suốt quá trình học tập của sinh viên (gọi là điểm quá trình)

Điểm thi kết thúc học phần.

2. Các môn học thực hiện việc cho điểm quá trình: Tất cả các môn học, trừ 2 môn học cấp chứng chỉ: Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.Các môn chỉ có thực hành, thực nghiệm, các giảng viên căn cứ vào thực tế thái độ học tập, chuẩn bị bài, …để trừ hoặc cộng vào điểm kết thúc môn học. Điểm cộng hoặc trừ về kỷ luật, thái độ học tập không quá 20% tổng số điểm và được công bố trước lớp trước khi thi kết thúc môn học và thông báo bằng văn bản cho Phòng đào tạo

3. Điểm quá trình chiếm từ 10% trở lên trên tổng điểm học phần; điểm thi kết thúc chiếm tối đa 90% tổng điểm học phần. Với các học phần có bài tập lớn, thực hành, thực tập, đồ án môn học, điểm quá trình có thể chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng không vượt quá 50% tổng điểm. Căn cứ vào yêu cầu từng môn học, các khoa, bộ môn hướng dẫn giảng viên, nhóm giảng viên thống nhất tỷ lệ điểm quá trình cho môn học. Mỗi một môn học chỉ có một tỷ lệ điểm quá trình giống nhau cho tất các lớp. Cách cho điểm, yêu cầu, tỷ lệ điểm quá trình, điểm thi phải được thể hiện rõ ràng trong lịch trình giảng dạy và được công bố công khai cho sinh viên,

4. Điều kiên để dự thi hết học phần:

Có mặt trên lớp ≥ 80 - 90% giờ giảng của học phần, nếu có mặt < 80%: mất tư cách dự thi.

Đối với các học phần sử dụng 70% thời lượng môn học để giảng dạy, 30% để sinh viên tự học tập nghiên cứu thì thời gian có mặt trên lớp của sinh viên phải chiếm 90%. Thí dụ

Một học phần có 2 tín chỉ tương đương 45 tiết.

Số tiết giảng của giảng viên là 70 x 45 = 32 tiết.

Sinh viên phải có mặt trong giờ giảng là 90 X32=28,8 làm tròn là 29 tiết.Có mặt trên lớp ít hơn số giờ này là không đủ tư cách về thời gian

Hoàn thành đầy đủ các bài thí nghiệm, thực hành , bài tâp lớn, đồ án môn học.

5. Điểm quá trình bao gồm:

Điểm chuyên cần: đi học đầy đủ, tích cực tham gia đóng góp xây dựng bài.

Điểm thực hành,thí nghiệm,tiểu luận, chuyên đề, bài tập lớn.

Điểm kiểm tra thường xuyên

6. Phân bố điểm cho từng nội dung điểm quá trình:

Chuyên cần 40% = 4/10 điểm

Bài tập, thí nghiệm, chuyên đề, thực hành.... 30% = 3/10 điểm

Kiểm tra thường xuyên 30% = 3/10 điểm

6.1. Nội dung điểm chuyên cần:

Có mặt trên lớp 100% giờ giảng 4/10 điểm

Có mặt trên lớp 90 - 99% giờ giảng 2/10 điểm

Có mặt trên lớp 80 - 89% giờ giảng 1/10 điểm

6.2. Điểm thực hành, thí nghiệm:

Thực hành đầy đủ, chất lượng bài tốt (9-10điểm) 3/10 điểm

Thực hành đủ, chất lượng bài khá (7-8 điểm) 2/10điểm

Thực hành đủ, có sai sót (5-6 điểm) 1/10 điểm

Thực hành không đầy đủ 0 điểm

6.3. Điểm kiểm tra thường xuyên:

Điểm trung bình các bài kiểm tra thường xuyên 9-10 điểm 3/10 điểm

Điểm trung bình các bài kiểm tra thường xuyên 7-8 điểm 2/10 điểm

Điểm trung bình các bài kiểm tra thường xuyên 5-6 điểm 1/10 điểm

Điểm trung bình các bài kiểm tra thường xuyên < 5 điểm 0 điểm

7. Nếu một môn học không có thực hành, thí nghiệm, bài tập lớn... thì số điểm của phần thực hành được gộp lại vào điểm kiểm tra thường xuyên

8. Quy định thang điểm cho điểm quá trình: Dùng thang điểm 10, không cho điểm lẻ.

9. Trong vòng 1 tháng kể từ ngày 13/1/2014, đề nghị các khoa, bộ môn chuyển về phòng Đào tạo ĐH&SĐH quy định cho điểm quá trình cụ thể từng môn học do khoa, bộ môn mình phụ trách.

10. Kết thúc môn học, giảng viên có trách nhiệm thông báo công khai cho tất cả sinh viên biết điểm quá trình vào buổi học cuối cùng, sau đó nộp Phiếu điểm quá trình và Phiếu theo dõi học tập cho Phòng Đào tạo ĐH&SĐH.

Phòng Đào tạo
Truy cập: 3255 lượt

Thông báo tiêu điểm

Thông báo liên quan

Thông báo khoa

Thông báo chung

© 2013 Đại học Dân Lập Hải Phòng. Thiết kế và phát triển bởi Trung tâm Thông tin Thư viện.